Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 3

Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học lớp 9 chương 3

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 3 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề kiểm tra này gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm kèm câu trả lời, nằm trong chương trình SGK môn Hóa lớp 9. Hy vọng rằng với đề kiểm tra này sẽ giúp cho các bạn củng cố lại bài học. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới

ĐỂ 1

Câu 1. Một loại thủy tinh có thành phần: 70,559%SiO2; 10,98% CaO; 18,43% K2O. Công thức hóa học của thủy tinh này dưới dạng các oxit là:

A. K2O.CaO.5SiO2

B. K2O.CaO.4SiO2

C. K2O.CaO.6SiO2

D. K2O.2CaO.6SiO2

Câu 2. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol là 1<\frac{n_{CO_3}}{n_{Ca\left(OH\right)_2}}<2\(1<\frac{n_{CO_3}}{n_{Ca\left(OH\right)_2}}<2\)

A. Có thể xảy ra phản ứng (1) hoặc (2)

B. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)

C. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

D. Xảy ra cả phản ứng (1) và (2)

Câu 3. Khối lượng kết tủa tạo ra khi cho 21,2g Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 là:

A. 39,4g

B. 3,94g

C. 25,7g

D. 51,4g

Câu 4. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại tăng dần:

A. Fe, Ni, Zn, Pb, Al, Na

B. Pb, Ni, Fe, Zn, Mn, Al, Na

C. Fe, Pb, Ni, Zn, Al, Na

D. Fe, Ni, Pb, Zn, Al, Na

Câu 5. Hòa tan a gam một oxit sắt cần 150 ml HCl 3M, nếu khử a gam oxit bằng CO nóng, dư thu được 8,4g sắt. Vậy công thức phân tử oxit sắt là:

A. Fe2O3

B. FeO

C. Kết quả khác.

D. Fe3O4

Câu 6. Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 cần 8,96 lít CO (đktc). Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 66,67% và 33,33%

B. 59,67% và 40,33%

C. 40,33% và 59,67%

D. 33,33% và 66,67%

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ (A) có cấu tạo gồm C, H thu được 2 mol khí cacbonic và 3 mol nước. Công thức phân tử của hợp chất (A) là:

A. C2H6

B. C2H2

C. Tất cả đều sai

D. C2H4

Câu 8. Trong nước tự nhên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để đồng thời loại bỏ các muối trên ra khỏi nước tự nhiên?

A. Na2CO3

B. NaOH

C. NaHCO3

D. K2SO4

Câu 9. Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

A. P, N, O, F

B. O, N, P, F

C. O, F, N, P

D. F, O, N, P

Câu 10. Để tiết kiệm axit HCl trong việc điều chế Cl2, cần dùng chất nào sau đây cho tác dụng với dung dịch axit HCl?

A. Cả (2) và (3)

B. CaOCl2 (3)

C. KClO3 (2)

D. KMnO4 (1)

Câu 11. Kim loại nào thu được sau khi ngâm hỗn hợp các bột kim loại Zn, Cu, Fe trong dung dịch CuSO4 dư?

A. Fe

B. Cu

C. Zn

D. Không thu được kim loại nào

Câu 12. Khí X có tỉ khối đối với oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 gam khí X thu được 2,24 lít SO2 (đktc) và 1,8 g nước. Công thức phân tử của X là:

A. H2S

B. SO3

C. Kết quả khác

D. SO2

Câu 13. Nguyên tố nào dưới đây không phải là kim loại kiềm? (nhóm I)

A. Li

B. Na

C. Sn

D. K

Câu 14. Nếu lấy số mol KMnO4 và MnO2 như nhau cho tác dụng với axit HCl đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn?

A. Không xác định được

B. KMnO4

C. Hai chất cho clo như nhau

D. MnO2

Câu 15. Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn?

A. Lượng Cl2 sinh ra như nhau

B. KMnO4

C. Không xác định được

D. MnO2

Câu 16. 69,6 g mangan đioxit tác dụng với HCl đặc, dư. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 1,7M; 1,7M và 0,8M

B. 1,6M; 1,6M và 0,8M

C. 1,6M; 1,6M và 0,7M

D. 1,6M; 1,6M và 0,6M

Câu 17. Dãy gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 2 lớp electron là:

A. O, S, Cl

B. F, Cl, O

C. F, Br, I

D. N, O, F

Câu 18. Hãy chọn câu đúng: Silic đioxit (SiO2)

A. tan được trong kiềm nóng chảy.

B. tan được trong dung dịch HCl.

C. tan được trong nước.

D. tan được trong dung dịch H2SO4.

Câu 19. Cho các khí sau: CO, SO3, CO2, O2 khí nào cháy trong oxi với ngọn lửa màu xanh và tỏa nhiều nhiệt:

A. CO

B. CO2

C. O2

D. SO3

Câu 20. Hợp chất A có 42,6% C và 57,4% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất A là:

A. 1 : 2

B. 1 : 3

C. 2 : 1

D. 1 : 1

Câu 21. Chọn phát biểu đúng về hiđroclorua ở điều kiện thường:

A. Là chất khí tan nhiều trong nước.

B. Là chất khí không tan trong nước.

C. Là chất lỏng tan nhiều trong nước.

D. Là chất lỏng không tan trong nước.

Câu 22. Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các kim loại dưới đây để sản xuất kim loại?

A. Na2O

B. Fe3O4

C. Al2O3

D. MgO

Câu 23. Nhóm gồm các nguyên tố phi kim được xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là:

A. Si, Cl, S, P

B. Si, Cl, P, S

C. Si, S, P, Cl

D. Cl, S, P, Si

Câu 24. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp dùng để sản xuất:

A. sản xuất thủy tinh.

B. Tất cả đều đúng.

C. đồ gốm, sứ.

D. sản xuất xi măng.

Câu 25. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức chung là R2O5, có chứa 56,34% oxi về khối lượng. R là nguyên tố

A. Lưu huỳnh

B. Cacbon

C. Photpho

D. Nitơ

Câu 26. Chọn dãy chất, trong đó tất cả các chất đều tác dụng được với oxi:

A. CH4, SO2, Fe, P

B. Tất cả các dãy chất này đều tác dụng được với oxi.

C. P, KCl, Fe, CH4

D. P, Fe, CH4, CaO

Câu 27. Cho không khí (gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích) tác dụng với Cu dư đun nóng tạo ra CuO. Phản ứng xong thu được 160 ml khí nitơ. Thể tích không khí đo ở cùng điều kiện đã dùng là:

A. 300 ml

B. 200 ml

C. 500 ml

D. 400 ml

Câu 28. Từ các chất sau: MnO2, CaCO3, HCl, Na2SO3 có thể điều chế được các khí:

A. Cl2, CO2, SO2

B. Cl2, CO2, SO3

C. CO2, H2S, Cl2

D. CO, CO2, H2S

Câu 29. Khí cacbon monoxit (CO) nguy hiểm là do khả năng kết hợp với hemolobin có trong máu làm mất khả năng vận chuyển oxi của máu. Trong trường hợp nào sau đây gây tử vong do ngộ độc khí CO?

A. Dùng bình ga để nấu nướng ở ngoài trời.

B. Không có trường hợp nào đúng.

C. Hít phải khói thải của các loại xe ô tô, mô tô.

D. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió tốt hoặc mổ (chạy) máy ô tô trong nhà xe đóng kín.

Câu 30. Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Gia - ven?

A. NaCl + NaClO + H2O

B. NaCl + NaClO4 + H2O

C. NaCl + NaClO3 + H2O

D. NaCl + NaClO2 + H2O

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

A

B

A

D

A

A

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

C

B

B

B

D

A

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

D

B

C

A

B

A

D

A

ĐỀ 2

I. Trắc nghiệm (4đ )

Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:

A.NaHCO3, Na2CO3

B.Na2CO3, NaHCO3

C.Na2CO3

D.Không đủ dữ liệu để xác định

Câu 2: Cho giấy quì tím vào dung dịch đựng nước, sục khí CO2 vào. Đun nóng bình một thời gian. Màu của quì tím:

A. Không đổi màu

B. Chuyển sang màu đỏ.

C. Chuyển sang màu đỏ, sau đó lại chuyển sang màu tím

D. Chuyển sang màu xanh.

Câu 3: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:

A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy

B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng

C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3

D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl

Câu 4: Khi cho HCl đặc dư tác dụng với cùng số mol các chất sau, chất nào cho lượng Cl2 lớn nhất?

A. KMnO4

B. MnO2

C. KClO3

D. KClO

Câu 5: Vì sao người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi?

A.Nước đá khô có khả năng hút ẩm

B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa

C. Nước đá khô có khả năng khử trùng

D. Nước đá khô có khả năng dễ hóa lỏng

Câu 6: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

A. Na, Mg, Al, K

B. K, Na, Mg, Al

C. Al, K, Mg,Na.

D. Mg, K, Al,Na

Câu 7: Khi cho nước tác dụng với oxit axit không tạo thành axit, thì oxit đó có thể là :

A. SiO2

B. CO2

C. SO2

D. NO2

Câu 8: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:

A. Clo độc nên có tính sát trùng

B. Clo có tính oxi hoá mạnh

C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh

D. Một nguyên nhân khác

II/Tư luận ( 6đ )

Câu 1: (2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:

C → CO → CO2 → K2CO3 → KHCO3

Câu 2: (1đ ) Có 4 khí đựng trong 4 lọ riêng biệt là: Cl2, HCl, CO2 và O2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 3: (3đ ) Nung 40g CuO với C dư. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.

a)Viết phương trình hóa học xảy ra

b) Giá trị của a là bao nhiêu?

c) Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải để kiểm tra chương 3 hóa 9 - đề 2

I/ Phần trắc nghiệm

1B2C3A4C
5B6B7A8C

II/Tự luận:

Câu 1: Viết đúng mỗi PTHH được 0,5 đ.

1/ CO2 + C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CO

2/ 2CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CO2

3/ CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

4/ K2CO3 + CO2 + H2O → 2KHCO3

Câu 2:

Dùng quì tím ẩm: (0,25đ)

Cl2 làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ sau đó bị mất màu. (0,25đ)

HCl làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ. (0,25đ)

CO2 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ sau đó chuyển sang màu tím. (0,25đ)

Còn lại là O2

Câu 3:

a)

2CuO + C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Cu + CO2 (1)

nCuO = 40/80 = 0,5 mol

Theo pthh (1) ta có nCO2 = 1/2.nCuO = ½.0,5 = 0,25 mol

Do dung dịch có khả năng tác dụng được với dung dịch KOH nên trong dung dịch A chắc chắn phải có NaHCO3

2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O (2) (0,25đ)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (3) (0,25đ)

Nếu chỉ tạo thành NaHCO3 theo pthh (2) và (3) ta có:

nCO2 = nNaHCO3 = nKOH = 0,1 0,25 =>Trong dung dịch A còn có Na2CO3 (0,25đ)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (4) (0,25đ)

b)

Theo pt (3): nCO2(3) = nNaHCO3 = 0,1 mol (0,25đ)

=> nCO2(4) = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol (0,25đ)

Theo pt (3) và (4): nNaOH = 0,1 + 2.0,15 = 0,4 mol (0,25đ)

=>a = 0,4/0,1 = 4M (0,25đ)

c)

Sau phản ứng dung dịch thu được gồm: Na2CO3, K2CO3

nNa2CO3(2) = 1/2.nKOH = 1/2.0,1 = 0,05 mol

nNa2CO3(4) = nCO2(4) = 0,15 mol

=>Số mol Na2CO3 sau pư: 0,05 + 0,15 = 0,2 mol

mNa2CO3 = 0,2.106 = 21,2g (0,25đ)

nK2CO3 = 1/2.nNaHCO3 = 1/2.0,1 = 0,05 mol

mK2CO3 = 0,05.138 = 6,9g (0,25đ)

% mNa2CO3 = .100% = 75,44% (0,25đ)

% mK2CO3 = 100% - 75,44% = 24,56% (0,25đ)

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 3. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm