Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 1

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa lớp 9 chương 1

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 1 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Với đề kiểm tra trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi nằm trong SGK môn Hóa lớp 9. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

1. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nếu hiệu suất của phản ứng là 85% thì khi nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được lượng vôi sống là:

A. 381 g

B. 318 kg

C. 381 kg

D. 318 g

2. Công thức hóa học của oxit có chứa 50% S về khối lượng là:

A. SO3

B. SO2

C. S2O6

D. SO

3. Chọn định nghĩa chính xác nhất về oxit:

A. Oxit là hợp chất của phi kim và oxi.

B. Oxit là hợp chất có chứa nguyên tố oxi.

C. Oxit là hợp chất của oxi và một nguyên tố khác.

D. Oxit là hợp chất của kim loại và oxi.

4. Chọn câu đúng trong các câu sau:

Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa dung dịch bazơ và dung dịch muối là:

A. Muối mới tạo thành phải không tan.

B. Muối mới và bazơ mới tạo thành đều phải tan.

C. Ít nhất một trong các chất tạo thành phải không tan.

D. Muối mới và bazơ mới tạo thành đều phải không tan.

5. Khử hoàn toàn 0,25 mol Fe3O4 bằng H2. Sản phẩm hơi cho hấp thụ vào 18g dung dịch H2SO4 80%. Sau khi hấp thụ nồng độ H2SO4 là:

A. 30%

B. 50%

C. 20%

D. 40%

6. Cho các phản ứng hóa học sau:

(1). MgCO3 + (X) → (Y) + ... + ...

(2). (Y) + NaOH → (Z) + ...

(3). (Z) + (X) → (Y) + ... + ...

Phản ứng nào là phản ứng axit - bazơ:

A. (3)

B. (1)

C. (2)

D. (1), (3)

7. Cho 0,21 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là:

A. 20 g

B. 22 g

C. 21 g

D. 19 g

8. Người ta dẫn khí CO2 vào 1,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thấy tạo ra 5g một muối không tan cùng với một muối tan. Thể tích khí CO2 đã dùng (đktc) là:

A. 3,5 lít

B. 3,205 lít

C. 5,167 lít

D. 4,256 lít

9. Oxit nào là oxit lưỡng tính:

A. Fe2O3, CO, Al2O3, P2O5

B. Mn2O7, SiO2, NO, ZnO

C. Fe2O3, ZnO, CO, P2O5

D. Al2O3, ZnO

10. Cho 2,84 g hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 3,6 g

B. 3,17 g

C. 3,5 g

D. 3 g

11. Để loại tạp chất CaO ra khỏi bột CuO, cách đơn giản nhất là:

A. Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao.

B. Cho hỗn hợp vào dung dịch axit HCl, khuấy kĩ rồi lọc lấy chất rắn không tan.

C. Cho hỗn hợp trên vào nước khuấy kĩ và lọc lấy chất rắn không tan.

D. Cho hỗn hợp vào nước, sục khí cacbonic, khuấy kĩ rồi lọc lấy chất rắn không tan.

12. Hòa tan 5 g NaCl vào 120 g nước được dung dịch X. Dung dịch X có nồng độ phần trăm là:

A. 0,4%

B. 4,2%

C. 4%

D. 5,2%

13. Sau khi nung 8g một hỗn hợp kẽm cacbonat và kẽm oxit người ta thu được 6,24g ZnO. Phần trăm khối lượng ban đầu lần lượt là:

A. 32% và 68%

B. 42,3% và 57,7%

C. 62,5% và 37,5%

D. 51,5% và 48,5%

14. Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 5M để trung hòa hết 400 ml dung dịch NaOH 20% (D = 1,2 g/ml).

A. 0,3 lít

B. 0,24 lít

C. 0,25 lít

D. 0,12 lít

15. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử nào sau đây để có thể nhận biết được cả 3 chất trên?

A. Dùng dung dịch H2SO4

B. Dùng dung dịch HNO3

C. Dùng dung dịch HCl

D. Dùng dung dịch Na2SO4.

16. Khử hoàn toàn 6,4 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 thấy tạo ra 1,8 g H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là:

A. 5,2 g

B. 4,8 g

C. 4,5 g

D. 4,9 g

17. Cho 21,6 g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng. Phản ứng xong thu được 3 g chất rắn không hòa tan và 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm theo khối lượng Cu, Zn, Fe trong hỗn hợp lần lượt là:

A. Tất cả đều sai.

B. 13,89%; 60,50% và 25,61%

C. 13,89%; 60,19% và 25,92%

D. 13%; 60,19% và 26,8%

18. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ag2O và 0,2 mol Cu tác dụng hết với HNO3 loãng, dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là:

A. 13,4 g

B. 34,4 g

C. 26,8 g

D. 37,6 g

19. Chuyển hóa nào sau đây có thể thực hiện được bằng cách trực tiếp?

A. Cu(OH)2 → Cu → CuSO4

B. Cu → CuO → Cu(OH)2

C. Cu → Cu(OH)2

D. CuSO4 → Cu(OH)2 → CuO

20. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g bột sắt trong O2 dư. Chất rắn thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl được dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, kết tủa thu được đem nung trong không khí thu được Fe2O3. Khối lượng Fe2O3 thu được là:

A. 3,2 g

B. 2,3 g

C. 1,6 g

D. 6,4 g

21. Để một mẩu natri hiđroxit lên miếng kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn màu trắng thấy có khí không màu, không mùi thoát ra. Chất rắn màu trắng này là sản phẩm của phản ứng giữa natri hiđroxit với:

A. oxi trong không khí.

B. cacbon đioxit và oxi trong không khí.

C. hơi nước trong không khí.

D. cacbon đioxit trong không khí.

22. Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:

A. CaO

B. KOH rắn

C. NaOH rắn

D. H2SO4

23. Một dung dịch muối KNO3 có lẫn một ít muối KCl. Để thu được KNO3 tinh khiết ta có thể dùng các phương pháp:

A. Cả 3 phương pháp trên.

B. Tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ, lọc, rồi cô cạn.

C. Lọc bỏ KCl rồi cô cạn.

D. Chưng cất cho KCl bay hơi.

24. Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch H2SO4 loãng:

A. ZnSO4

B. MgCO3

C. NaCl

D. CuSO4

25. Khí O2 bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Nước

D. Dung dịch CuSO4

26. Những oxit sau: SO2, CO2, CO, CaO, MgO, CaO, Na2O, Al2O3, N2O5, K2O. Những oxit "vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với axit " hoặc "vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng được với kiềm "là:

(1): SO2, CO2, CO, CaO, Na2O

(2): SO2, CO2, N2O5

(3): Na2O, CaO, Al2O3, MgO, CuO

(4): Na2O, CaO, K2O

(5): CuO, Al2O3, MgO, CO, K2O

A. (2) và (4)

B. (2), (3), (4)

C. (3), (5)

D. (1), (2), (3)

27. Cho 20 g hỗn hợp Mg và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, cân nặng 28 g. Giá trị của V là:

A. 11,2 lít

B. 22,4 lít

C. 2,24 lít

D. 1,12 lít

28. Hòa tan một lượng sắt vào 500 ml dung dịch H2SO4 thì vừa đủ. Sau phản ứng thu được 33,6 lít khí hiđro (đktc). Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là:

A. 3M

B. 2,9M

C. 4M

D. 3,2M

29. Khí X có tỉ khối đối với oxi bằng 1,0625. Đốt cháy 3,4 gam khí X người ta thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức phân tử của khí X là:

A. SO2

B. H2S

C. Kết quả khác

D. SO3

30. Có các khí sau: CO, CO2, H2, Cl2, O2. Nhóm gồm các khí đều cháy được (phản ứng với oxi) là:

A. H2, CO2 ,Cl2

B. CO, CO2, H2

C. O2, H2, CO

D. O2, CO2, H2

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 Chương 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

C

D

C

C

D

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

B

A

B

C

D

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

B

A

B

A

A

A

B

B

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 1. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm