Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Minh Lương 3, Kiên Giang năm 2014-2015
Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Minh Lương 3, Kiên Giang năm 2014-2015 là tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2, dành cho các em học sinh học tập, luyện đề, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì II môn Tiếng Việt lớp 2 sắp diễn ra.
Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 2
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường Tiểu học Minh Lương 3.
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM - KHỐI 2
Năm học: 2014 – 2015
I/. ĐỌC THÀNH TIẾNG:
1/. Những quả đào. (SGK. TV2, tập 2 – trang 91).
2/. Cây đa quê hương (SGK. TV2, tập 2 – trang 94).
3/. Ai ngoan sẽ được thưởng. (SGK. TV2, tập 2 – trang 100).
4/. Chiếc rễ đa tròn. (SGK. TV2, tập 2 – trang 107).
5/. Chuyện quả bầu. (SGK. TV2, tập 2 – trang 116).
6/. Bóp nát quả cam. (SGK. TV2, tập 2 – trang 124).
7/. Người làm đồ chơi (SGK. TV2, tập 2 – trang 133).
……………………………………………………………………………
II/. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG: (2,5 điểm)
- Hình thức kiểm tra: Học sinh bốc thăm chọn 1 trong 7 bài tập đọc và trả lời câu hỏi có trong bài:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/1 phút) 1.5 điểm.
- Trả lời câu hỏi: 1 điểm.
Lưu ý: Tùy theo mức độ đọc mà giáo viên có thể ghi điểm cho phù hợp.
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường Tiểu học Minh Lương 3
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM
Năm học: 2014 – 2015.
MÔN: ĐỌC THÀNH TIẾNG – KHỐI 2
GV coi thi viết số thứ tự từ số 1 đến số 7. Gọi từng học sinh lên bốc thăm, HS tự bốc thăm và đưa cho giáo viên mở ra nêu: Tên bài; nêu đoạn đọc; đọc xong giáo viên nêu câu hỏi có trong đoạn đó cho học sinh trả lời.
1/ Bài: Những quả đào. (SGK. TV2, tập 2 – Trang 91)
- Học sinh đọc đoạn 4. (Từ: Thấy Việt chỉ chăm chú … đến hết)
- Câu hỏi: Việt làm gì với quả đào của mình? Ông nhận xét ra sao?
- Câu trả lời: Việt không ăn mà mang đào cho bạn Sơn/Ông nhận xét: Cháu là người có tấm lòng nhân hậu.
2/ Bài: Cây đa quê hương. (SGK. TV2, tập 2 – trang 94)
- Học sinh đọc đoạn 1. (Từ: Cây đa nghìn năm … tưởng chừng như ai đang cười đang nói)
- Câu hỏi: Câu văn nào cho biết cây đa đã sống lâu năm?
- Câu trả lời: Câu văn: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
3/ Ai ngoan sẽ được thưởng – (Trang 100 – 101)
- Học sinh đọc đoạn 1. (Từ: Một buổi sáng … nơi tắm rửa)
- Câu hỏi: Bác Hồ đến thăm những nơi nào của trại Nhi đồng?
- Câu trả lời: Bác thăm phòng nghỉ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
4/ Bài: Chiếc rễ đa tròn (SGK. TV2, tập 2 – Trang 108)
- Học sinh đọc đoạn 1. (Từ: Buổi sớm hôm ấy…cho nó mọc tiếp nhé)
- Câu hỏi: Thấy chiếc rể đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- Câu trả lời: Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
5/ Bài: Chuyện quả bầu (SGK. TV2, tập 2 – Trang 116)
- Học sinh đọc đoạn 2. (Từ: Hai vợ chồng… không còn một bóng người)
- Câu hỏi: Có chuyện gì với 2 vợ chồng sau nạn lụt?
- Câu trả lời: “Hai vợ chồng thoát nạn, cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người”.
6/ Bài: Bóp nát quả cam (SGK. TV2, tập 2 – trang 124)
- HS đọc đoạn 2. (Từ: Sáng nay ... không kẻ nào được giữ ta lại)
- Câu hỏi: Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào?
- Câu trả lời: Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến.
7/. Người làm đồ chơi. (SGK. TV2, tập 2 – trang 133)
- HS đọc đoạn 1. (Từ: Bác Nhân ...đồ chơi của bác như thế nào)
- Câu hỏi: Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Câu trả lời: Các bạn xúm đông lại, ngắm đồ chơi, tò mò xem bác nặn.
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM
Trường TH:……………………………………… Năm học: 2014 – 2015
Lớp: 2/…… Môn: Tiếng Việt 2
Họ và tên HS:……………………………………….
Đọc thầm đoạn văn sau và làm bài tập: (3,5 điểm).
Bài: Chuyện quả bầu
Ngày xưa, có hai vợ chồng rất hiền lành, chăm chỉ. Một hôm đi rừng, họ bắt được một con dúi. Dúi xin tha mạng. Hai vợ chồng thương tình tha cho.
Trước khi về rừng, Dúi nói:
- Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Ông bà hãy lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong và chui vào đó, hết hạn bảy ngày hãy ra.
Hai vợ chồng làm theo. Họ khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Họ vừa huẩn bị xong sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Khúc gỗ nỗi như thuyền đã giúp hai vợ chồng thoát nạn.
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
Câu 1. Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
A. Sắp có hạn hán kéo dài.
B. Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt.
C. Cả hai câu trên đều đúng
Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?
A. Sấm chớp đùng đùng.
B. Mây đen ùn ùn kéo đến.
C. Cả hai câu trên đều đúng
Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?
A. Chuyển đến một làng khác để ở.
B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.
C. Làm một cái bè to bằng gỗ.
Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “ Vui ” là từ:
A. Vẻ; B. nhộn; C. Thương D. Buồn;
Câu 5. Từ “ chăm chỉ ” ghép được với từ nào sau:
A. trốn học; B: học bài; C. nghỉ học;
Câu 6. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa”
Trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào?
Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu “ Chủ nhật tới, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú ”. Trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào?