Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Tam Thanh năm 2017 - 2018
Đề kiểm tra 45 phút Vật lý lớp 8
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Tam Thanh năm 2017 - 2018 do VnDoc sưu tầm và đăng tải, tài liệu không chỉ hỗ trợ học sinh ôn luyện kiến thức Vật lý 8 kì 1 đã học mà còn nâng cao kỹ năng thông qua nhiều dạng đề kiểm tra 1 tiết Lý 8 khác nhau.
Mời bạn làm online: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Tam Thanh năm 2017 - 2018
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Thanh Phú năm 2017 - 2018
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Long Hưng năm 2017 - 2018
I. Trắc nghiệm: (6đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (6đ)
Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 2. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 3. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích.
A. Bằng 100cm3. B. Lớn hơn 100cm3.
C. Nhỏ hơn 100cm3. D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
Câu 4. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Đường tan vào nước.
B. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
C. Sự tạo thành gió.
D. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
Câu 5. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
Câu 6. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích.
Câu 7. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.
Câu 8. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 giây.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được xác định bằng công thức P = At.
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Câu 9. Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Công suất cần trục sản ra là:
A. 1500W. B. 750W. C. 600W. D. 300W.
Câu 10. Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 8 lần.
D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.
Câu 11. Một trái táo đang rơi từ trên cây xuống đất thì có:
A. Động năng tăng dần. B. Thế năng tăng dần.
C. Động năng giảm dần. D. Động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động.
B. Vật có động năng có khả năng sinh công.
C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc tốc độ, không phụ thuộc khối lượng của vật.
Câu 13. Một lò xo được làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo lại có cơ năng?
A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn. B. Vì lò xo có khả năng sinh công.
C. Vì lò xo có khối lượng. D. Vì lò xo được làm bằng thép.
Câu 14. Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lau ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho xăm xe bị xẹp.
B. Vì giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua đó ra ngoài.
C. Vì xăm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại.
D. Vì không khí trong xăm xe tự thu nhỏ thể tích của nó.
Câu 15. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách?
A. Quan sát ảnh chụp các nguyên tử của một chất nào đó qua kính hiển vi hiện đại.
B. Bóp nát một viên phấn thành bột.
C. Các hạt đường rất nhỏ đựng trong một túi nhựa.
D. Mở một bao xi măng thấy các hạt xi măng rất nhỏ.
Câu 16. Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên nước bay hơi nhanh hơn.
D. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thể bị các phân tử nước hút mạnh.
Câu 17. Trong thí nghiệm của Bơ-rao, tại sao các hạt phấn hoa chuyển động?
A. Do các hạt phấn hoa tự chuyển động.
B. Do các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng và va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía.
C. Do giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.
D. Do một nguyên nhân khác.
Câu 18. Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?
A. Khi nhiệt độ tăng.
B. Khi nhiệt độ giảm.
C. Khi thể tích của các chất lỏng lớn.
D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
Câu 19. Khi nhỏ dung dịch amôniac vào dung dịch phênolphtalêin không màu thì dung dịch này ngả sang màu gì? Hãy giải thích tại sao? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
A. Màu hồng. Các phân tử có khoảng cách.
B. Màu hồng. Do hiện tượng khuếch tán và tác dụng hóa học.
C. Màu xanh. Do hiện tượng khuếch tán.
D. Màu xanh. Do tác dụng hóa học.
Câu 20. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của nhiệt năng?
A. m/s. B. N. C. W. D. J.
Câu 21. Một viên đạn đang bay lên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Nhiệt năng.
D. Động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 22. Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa?
A. Vì có sự truyền nhiệt.
B. Vì có sự thực hiện công.
C. Vì có ma sát.
D. Vì có khối lượng.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
B. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
C. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 24. Tính chất nào sau đây không phảicủa phân tử chất khí?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của chất khí càng thấp.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
D. Chuyển động không hỗn độn.
II. Tự luận: (4đ)
Câu 1: Một con ngựa kéo một cái xe với lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa. (2đ)
Câu 2: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào? (1đ)
Câu 3: Hãy giải thích hiện tượng sau đây. Khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. (1đ)
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Vật lý 8 kì 1
I. Trắc nghiệm:(6 điểm).
Mỗi câu chọn đúng đạt 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
C | D | C | C | D | C | B | A | C | B | D | D | B | B | A | B | B | A | B | D | D | B | A | D |
II. Tự luận: (4 điểm)
Câu 1. (2đ)
Tóm tắt: (0,25đ) Giải
F = 80N Công của con ngựa là:
s = 4,5km = 4500m A = Fs = 80.4500 = 360000(J). (0,75đ)
t = 1/2h = 1800s Công suất trung bình của con ngựa là:
A = ? P = A/t = 360000/1800 = 200(W). (0,75đ)
P = ? Đáp số: 360000J; 200W. (0,25đ)
Câu 2. (1đ)
Nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là thế năng.
Câu 3. (1đ)
Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.