Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Vật lý - Đề số 4
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 - Đề số 4
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Vật lý - Đề số 4 là bài kiểm tra ngắn nhằm đánh giá chất lượng của học sinh. Đây là tài liệu ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 có đáp án đi kèm dành cho các em luyện tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 Số 4
Câu 1: Người thợ may dùng thước nào dưới đây để đo vòng cổ khách hàng may áo sơ mi?
A. Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.
B. Thước dây có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 5mm.
C. Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm.
D. Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm.
Câu 2: Khi sử dụng bình chàn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn ra bình chứa.
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào trong bình.
Câu 3: Người ta dùng bình chia độ có ĐCNN là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả ghi nào là đúng?
A. 32cm3. B. 35,0cm3. C. 33cm3. D. 31,0cm3.
Câu 4: Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?
A. Chỉ có sự biến đổi chuyện động của quả bóng.
B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
C. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 5: Hai lực nào sau đây được gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Câu 6: Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu?
A. 0,02N. B. 0,2N. C. 20N. D. 200N.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động.
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 8: Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000N.
B. Lực ít nhất bằng 100N.
D. Lực ít nhất bằng 1N.
Câu 9: Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của một lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hỏa.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hỏa.
Câu 10: Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng.
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
Cách nào làm giảm lực kéo khi đưa vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng?
A. Cách 2 và 4.
B. Cách 1 và 3.
C. Cách 2 và 3.
D. Cách 1 và 4.
B. TỰ LUẬN
Câu 11: Nêu nguyên tắc đo thể tích chất lỏng?
Câu 12: Một chiếc cân đòn đã được điều chỉnh cho kim chỉ đúng vào vạch số 0 của bảng chia độ. Đặt hai quả cân giống nhau (có khối lượng bằng nhau) lên hai đĩa cân thì thấy kim không chỉ đúng vạch số 0. Em hãy giải thích vì sao?
Câu 13: Nêu kết quả tác dụng của lực. Để đo cường độ của lực người ta dùng dụng cụ nào?
Câu 14: Trên chai nước ngọt có ghi 750ml. Con số đó có ý nghĩa gì? Đổi ra đơn vị lít và m3.
Câu 15: Nước rò rỉ qua đường ống nước của một hộ gia đình trung bình một giọt trong một giây; 20 giọt có thể tích 1cm3. Tính thể tích nước rò rỉ qua đường ống trong một tháng.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Vật lý
Câu 1: Chọn B.
Câu 2: Chọn C.
Câu 3: Chọn A.
Câu 4: Chọn C.
Câu 5: Chọn D
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn C.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn D.
Câu 11: Nguyên tắc đo thể tích chất lỏng:
a) Ước lượng thể tích vật cần đo.
b) Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c) Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d) Đặt mắt ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất.
Câu 12: Sở dĩ khi đặt hai quả cân giống nhau (có khối lượng bằng nhau) lên hai đĩa cân thì thấy kim không chỉ đúng vạch số 0 là vì cân này có chiều dài hai đòn cân khác nhau nên cân sai.
Câu 13: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.
Để đo cường độ của lực người ta lực kế.
Câu 14: Con số trên trai nước ngọt có ghi 750ml đó là thể tích nước ngọt trong chai.
Đổi đơn vị 750ml = 0,75 lít = 0,00075m3.
Câu 15: Mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có 24h, mỗi giờ có 3600 giây.
Số giọt nước trong một tháng: n = 30.24.3600 = 2592000.
Thể tích nước là V= 2592000/20 =129600cm3 = 0,1296m3.
Mời các em làm đề tiếp theo: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Vật lý - Đề số 5