Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014-2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 huyện Việt Yên, Bắc Giang
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014-2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang là đề thi học kì II lớp 8 môn Văn có đáp án dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm học tốt môn Văn, ôn thi học kì 2, ôn thi cuối năm môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Đề thi giữa học kỳ II môn Tiếng Anh lớp 8 huyện Việt Yên năm 2015
- Đề thi giữa học kỳ 2 môn Hóa học lớp 8 huyện Việt Yên năm 2015
- Đề thi giữa học kỳ 2 môn Sinh học lớp 8 huyện Việt Yên năm 2015
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT YÊN | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1. (2,0 điểm)
Chép lại nguyên văn bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2. (2,0 điểm)
Xác định kiểu hành động nói của các câu trong đoạn trích sau:
“(1) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
(2) - Mày dại quá! (3) Cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (4) Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.”
(Nguyên Hồng)
Câu 3. (6,0 điểm)
Qua văn bản Nước Đại Việt ta (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 2), em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào, tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn
Câu 1. (2,0 điểm)
- Học sinh chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh. (1,0đ)
- Học sinh nêu khái quát được nội dung và nghệ thuật bài thơ:
- Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. (0,5đ)
- Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. (0,5đ)
Câu 2. (2,0 điểm)
- (1) Trình bày (kể) (0,5đ)
- (2) Bộc lộ cảm xúc (0,5đ)
- (3), (4) Điều khiển (1,0đ)
Câu 3. (6,0 điểm)
1. Mở bài: (1,0đ)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích …
- Dẫn vấn đề cần chứng minh: Tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào, tự tôn dân tộc …
2. Thân bài: Học sinh cần làm sáng tỏ được hai nội dung chủ yếu: (4,0đ)
a) Tư tưởng nhân nghĩa: Được thể hiện ở hai câu đầu: “Việc nhân nghĩa … trừ bạo.” (1,0đ)
- Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là: “yên dân”, “trừ bạo”.
- Có nghĩa là nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc xâm lược, vì lợi ích của nhân dân, lấy dân làm gốc …
b) Lòng tự hào, tự tôn dân tộc:
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc: “Như nước …. cũng có”… (1,75đ)
- Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền dân tộc: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán riêng, có chế độ lịch sử riêng và đặc biệt là nước ta có nhiều anh hùng hào kiệt mặc dù yếu hay mạnh đời nào cũng có…
- Lòng tự hào tự tôn dân tộc còn được thể hiện ở sức mạnh của chính nghĩa: “Lưu Cung … còn ghi”.
- Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí qua việc liệt kê hàng loạt những chiến thắng lịch sử hào hùng ở cửa Hàm Tử và sông Bạch Đằng. Nguyễn Trãi khẳng định điều này còn được ghi trong sử sách… (1,0đ)
- Khái quát về nghệ thuật của văn bản: Giọng văn chính luận của Nguyễn Trãi, cách lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn... (0,25đ)
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”...
- Liên hệ, suy nghĩ của bản thân.
Lưu ý khi chấm bài:
- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục học tập nhé.