Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra giữa kì I lớp 10 giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa học hiệu quả. Đề thi có hướng dẫn chấm đi kèm, mời quý giáo viên và các em tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Thuận Thành 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
SỞ GDĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2016-2017 Môn: Hóa học – Lớp 10 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 (3 điểm): Viết cấu hình e nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau. Cho biết nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?
a) Nguyên tố X nằm ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
b) Nguyên tố Y nằm ở chu kì 3, nhóm VII A
c) Nguyên tố T họ s, có tổng số electron ở các phân lớp s là 8 electron.
Câu 2 (3 điểm):
a) Cho ba nguyên tố 11Na, 12Mg, 19K. Viết cấu hình, xác định vị trí của ba nguyên tố trên. So sánh tính kim loại của 3 nguyên tố trên? Giải thích?
b) Nguyên tử của nguyên tố 11Na có khuynh hướng như thế nào trong các phản ứng hóa học. Lấy 2 phương trình phản ứng chứng minh Na là một kim loại điển hình?
c) Hòa tan hết 2,4 gam kim loại Mg vào 100 gam dung dịch HCl 9,125 % thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Tính V và nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch X. (Cho NTK của H, Mg, Cl lần lượt là 1, 24, 35.5)
Câu 3 (3 điểm):
Nguyên tố clo có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl và có nguyên tử khối trung bình là 35,5.
a) Tính % số hạt của mỗi đồng vị.
b) Nếu trong tự nhiên có 3000 nguyên tử clo thì có bao nhiêu nguyên tử đồng vị mỗi loại.
c) Tính % khối lượng của đồng vị 35Cl trong phân tử AlCl3 (cho biết NTK của Al là 27).
Câu 4 (1 điểm):
Phân tử A có công thức XYZ. Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong A là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa Y và Z gấp 10 lần số khối của X, tổng số khối của Y và Z gấp 27 lần số khối của X. Tìm công thức đúng của A.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Câu 1 (3 điểm)
Viết đúng cấu hình được 0,5 đ, xác định đúng tính kim loại, phi kim, khí hiếm, giải thích đúng. Mỗi ý cho 0,25 điểm
a) Cấu hình: 1s22s22p4. Nguyên tố X là phi kim do có 6 e lớp ngoài cùng
b) Cấu hình: [Ne]3s23p5. Nguyên tố Y là phi kim do có 7 e lớp ngoài cùng
c) Cấu hình: 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố T là kim loại do có 2 e lớp ngoài cùng
Câu 2 (3 điểm)
a) 11Na: [Ne]3s1. Na nằm ở chu kì 3, nhóm IA
12Mg: [Ne]3s2. Mg nằm ở chu kì 3, nhóm IIA
19K: [Ar]4s1. K nằm ở chu kì 4, nhóm IA
Trong một chu kì theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì tính kim loại của các nguyên tố yếu dần. Trong một nhóm A theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần.
Do vậy tính kim loại của Mg yếu hơn Na, Na yếu hơn K
b) + Do Na có 1 e lớp ngoài cùng nên Na có khuynh hướng nhường đi 1 e khi tham gia phản ứng hóa học.
+ 2 phản ứng hóa học chứng minh Na là kim loại điển hình.
Na + HCl → NaCl + ½ H2
2Na + Cl2 → 2NaCl
HS có thể viết phương trình Na với phi kim, axit khác hoặc viết phương trình Na với H2O
c) nMg = 0,1 mol, nHCl = 0,25 mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,1 → 0,2 → 0,1 → 0,1
VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lit
nHCl dư = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol
mdd X = mddHCl + mMg – mH2 = 100 + 2,4 – 2. 0,1 = 102,2 gam
C% MgCl2 ≈ 9,3%, C% HCl dư ≈ 1,79%
Câu 3 (3 điểm)
a) HS có thể đặt ẩn hoặc dùng sơ đồ đường chéo
% Số hạt 35Cl = 75%, % số hạt 37Cl = 25%
b) Số hạt đồng vị 35Cl = 75/100 . 3000 = 2250 hạt
Số hạt đồng vị 37Cl = 3000 – 2250 = 750 hạt
c) Coi số mol AlCl3 = 1mol → mAlCl3 = 133,5 gam
nCl = 3nAlCl3 = 3 mol → số mol 35Cl = 75/100 . 3 = 2,25 mol
→ khối lượng 35Cl = 35 . 2,25 = 78,75 gam
→ % khối lượng 35Cl (trong AlCl3) = 78,75 / 133,5 = 58,99 %
Câu 4 (1 điểm)
Theo đề bài: 2ZX + 2ZY + 2ZZ + NX + NY + NZ = 82
(2ZX + 2ZY + 2ZZ) – (NX + NY + NZ) = 22
→ ZX + ZY + ZZ = 26 (*), NX + NY + NZ = 30
→ AX + AY + AZ = 56 (1)
Mặt khác: AY – AZ = 10 AX → 10 AX – AY + AZ = 0 (2)
AY + AZ = 27 AX → 27 AX – AY – AZ = 0 (3)
Từ 1, 2, 3 có AX = 2, AY = 37, AZ = 17
+ AX = 2 → ZX = 1 (H)
+ AZ = 17 → 6.8 < ZZ < 8,5 → ZZ = 7 hoặc ZZ = 8
TH1: ZZ = 7 thay vào (*) → ZY = 18 (loại do khí hiếm Ar không tạo hợp chất)
TH2: ZZ = 8 (oxi) thay vào (*) → ZY = 17 (clo) thỏa mãn
Vậy hợp chất XYZ là HClO.