Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử 11
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Nội dung tài liệu gồm 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Câu 1: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân khiến Pháp gặp khó khăn trong việc tổ chức quản lý những đất chúng mới chiếm được?
A. Vườn không nhà trống.
C. Dồn dân lập ấp chiến lược.
B. Bám sát địch quấy rối và tiêu diệt.
D. Phong trào tị địa.
Câu 2: Triều đình nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp đầu tiên nào?
A. Năm 1860, lực lượng của Pháp ở Gia Định chỉ còn 1000 tên.
B. Năm 1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
C. Năm 1858, cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
D. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định giành thắng lợi, khiến Pháp phải run sợ.
Câu 3: Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này?
A. Nhà nước nắm độc quyền thương nghiệp.
B. Tổ chức khai khẩn quy mô nhưng ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.
C. Thực hiện “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
D. Chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chuyển từ phi nghĩa sang chính nghĩa?
A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9/5/1945).
B. Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941).
C. Nhật chấp nhận đầu hàng không điều kiện (15/8/1945).
D. Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược (1938).
Câu 5: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:
1. Đức tấn công Liên Xô.
2. Trận phản công tại Xta-lin-grat.
3. Hội nghị Muy-Nich.
4. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma.
A. 4, 1, 3, 2.
B. 2, 1, 4, 3.
C. 3, 1, 2, 4.
D. 1, 3, 2, 4.
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Thế giới hình thành hai khối quân sự, đế quốc đối đầu cùng chạy đua vũ trang.
C. Các nước đế quốc muốn thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình.
D. Hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Câu 7: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đầy đủ về phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1930?
A. Các phong trào đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
B. Phong trào đã có sự liên kết, có đường lối, tổ chức lãnh đạo thống nhất.
C. Các phong trào đều do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
D. Các phong trào chưa có sự liên kết, thiếu đường lối, tổ chức lãnh đạo thống nhất.
Câu 8: Ý nào là hoạt động chủ yếu của liên minh phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX?
A. Thiết lập nền chuyên chính độc tài.
B. Công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ.
C. Tổ chức nền kinh tế theo hướng phục vụ nhu cầu quân sự.
D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược.
Câu 9: Ý nào dưới đây thể hiện bước tiến của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục, xã hội.
B. Đề ra mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.
C. Thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội.
D. Đòi thực dân tiến hành cải cách về mọi mặt.
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây đã quy định Ấn Độ sử dụng con đường đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Anh bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực?
A. Truyền thống dân tộc, đặc điểm tôn giáo.
B. Người dân Ấn Độ có tinh thần thượng võ rất cao.
C. Ấn Độ có kinh tế, quốc phòng tương đối phát triển.
D. Ấn Độ có lực lượng chính trị rất đông đảo và mạnh.
Câu 11: Người đã tự chiêu mộ học trò, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường là:
A. Lê Huy.
B. Phạm Văn Nghị.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Quyền.
Câu 12: Lý do cơ bản nhất để Anh, Pháp chủ trương nhượng bộ phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX?
A. Giai cấp tư sản cầm quyền ở nước này không đủ sức duy trì chế độ cộng hòa.
B. Muốn thiết lập trật tự thế giới mới có lợi cho mình, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
C. Là những nước có nhiều thuộc địa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường rộng lớn.
D. Muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình.
Câu 13: Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai được coi là thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
B. 5/1943 quét sạch quân Đức - Ita-li-a ra khỏi lục địa châu Phi.
C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6/8/1945 và 9/8/1945).
D. 9/5/1945 Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
Câu 14: Điểm khác biệt cơ bản nhất của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939) so với phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939) là về:
A. lực lượng tham gia.
C. lực lượng lãnh đạo.
B. đối tượng đấu tranh.
D. kết quả đấu tranh.
Câu 15: So với Cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ Tứ 1919 có điểm gì mới về lực lượng?
A. Phong trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước độc lập, dân chủ.
B. Phong trào đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là tầng lớp sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiến bộ.
C. Là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
D. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
Câu 16: Năm 1936-1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống:
A. bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.
B. đế quốc và tay sai giải phóng các dân tộc Đông Dương.
C. đế quốc, chống phong kiến.
D. bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.
Câu 17: Sự kiện nào mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ba nước Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập.
B. Phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương).
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành lập.
Câu 18: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
C. Đảng Cộng sản Mã Lai.
D. Đảng Cộng sản Xiêm.
Câu 19: Sau khi xé bỏ Hòa ước Vecxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu nào?
A. Thành lập đội quân thường trực.
B. Thành lập một nước “Đại Đức’.
C. Rút khỏi Hội Quốc liên.
D. Triển khai các hoạt động quân sự ở Châu Âu.
Câu 20: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
B. Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Pháp tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động.
D. Pháp thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất.
Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?
A. Thành lập Trung Hoa Dân quốc 29/12/1911.
B. Thành lập Trung Quốc Đồng minh hội 8/1905.
C. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ 4/5/1919.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập 7/1921.
Câu 22: Phong trào đấu tranh nào mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc?
A. Cách mạng Tân Hợi.
C. Phong trào Ngũ Tứ.
B. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
D. Cuộc vận động Duy Tân.
Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu Pháp chính thức xâm lược Việt Nam?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 được kí kết.
B. Sáng 1/9/1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
C. Chiều 31/8/1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
D. Ngày 17/2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
Câu 24: So với phong trào đấu tranh của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1861-1862), phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862 có điểm khác biệt như thế nào?
A. Ngày đêm bám sát địch quấy rối và tiêu diệt địch.
B. Lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức kháng chiến chống Pháp.
C. Tiến hành kháng chiến dưới sự lãnh đạo của triều đình.
D. Vừa đánh Pháp, vừa đánh phong kiến đầu hàng.
Câu 25: Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành?
A. Liên Xô tiến vào giải phóng các nước Đông Âu.
B. Lá cờ đỏ búa liềm của Hồng quân Liên Xô cắm trên tòa nhà Quốc hội Đức, Hít- le tự sát.
C. Chiến thắng tại Xta-lin-grat, đưa Liên Xô và Đồng minh chuyển sang phản công trên các mặt trận.
D. Chiến thắng vòng cung Cuốc-xco giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.
Câu 26: Từ 20-24/6/1867 Pháp đã chiếm 3 tỉnh nào của miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn?
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
B. Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
C. Gia Định, An Giang, Vĩnh Long.
D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Câu 27: Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước?
A. Do thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến.
B. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào, Cam-pu-chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến.
C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D. Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 28: Hội nghị Muy-Nich (29/9/1938) gồm những nước nào tham gia?
A. Anh, Pháp, Đức, Liên Xô.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Đức.
C. Anh, Pháp, Tiệp Khắc, Đức.
D. Anh, Pháp, Đức, Iatlia.
Câu 29: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra toàn thế giới?
A. Đức tấn công Ba Lan, buộc Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức.
B. Mĩ tuyên chiến với Nhật sau đó là Đức, Italia.
C. Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng.
D. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Câu 30: Ở Việt Nam, đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Điều này cho thấy, giai cấp nào đã vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng?
A. Công nhân.
B. Nông dân
C. Tiểu tư sản.
D. Tư sản.
Câu 31: Lý do nào khiến Pháp quyết định chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên?
A. Sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công.
C. Có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng.
D. Gần Quảng Nam giàu có, có lực lượng giáo dân đông đảo.
Câu 32: Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 trang 109 có viết: Thực dân Pháp đã phải thừa nhận “dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật”.
Đoạn trích trên là nhận xét về tinh thần kháng chiến của nhân dân ở đâu?
A. Miền Đông Nam Kì.
B. Gia Định.
C. Đà Nẵng.
D. Miền Tây Nam Kì.
Câu 33: Địa điểm được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Mát-xco-va.
B. Xta-lin-grat.
C. Xanh-pê-tec-bua.
D. Lê-nin-grat
Câu 34: Tính chất của phong trào Ngũ Tứ là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 35: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước năm 1862 là:
A. khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.
B. khởi nghĩa Trương Quyền.
C. khởi nghĩa Trương Định.
D. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
Câu 36: Đảng Cộng sản đã lãnh đạo phong trào nào dưới đây?
A. Phong trào Thakin ở Miến Điện.
B. Đại hội toàn Mã Lai.
C. Phong trào cách mạng 1930-1931 đỉnh cao là Xô Viết- Nghệ Tĩnh.
D. Phong trào chống thuế, chống bắt phu ở Campuchia những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 37: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức?
A. Chiến thắng Mát-xcơ-va.
B. Phản công ở Xta-lin-grat.
C. Vòng cung Cuốc-xcơ.
D. Chiến thắng Lê-nin-grat.
Câu 38: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức áp dụng chiến lược nào?
A. Chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”.
B. Chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Chiến lược “Đánh chắc, tiến chắc”.
D. Chiến lược “chinh phục từng gói nhỏ”.
Câu 39: Hoạt động nào diễn ra vào năm 1859, đã buộc Pháp phải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”?
A. Quân dân Đà Nẵng anh dũng chống trả quân xâm lược, thực hiện “vườn không nhà trống”.
B. Hoạt động của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy.
C. Các đội dân binh ở Gia Định ngày đêm bám sát địch quấy rối và tiêu diệt chúng.
D. Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp.
Câu 40: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ba tỉnh miền Tây có sự liên lạc với Pu-côm-bô của Camphuchia?
A. Trương Định.
B. Trương Quyền.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Hữu Huân.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử
Câu | Đáp án |
1 | D |
2 | A |
3 | C |
4 | B |
5 | C |
6 | A |
7 | D |
8 | D |
9 | B |
10 | A |
11 | B |
12 | D |
13 | A |
14 | C |
15 | D |
16 | A |
17 | C |
18 | B |
19 | B |
20 | A |
21 | D |
22 | C |
23 | B |
24 | D |
25 | A |
26 | D |
27 | C |
28 | D |
29 | B |
30 | A |
31 | D |
32 | C |
33 | B |
34 | B |
35 | C |
36 | C |
37 | A |
38 | A |
39 | C |
40 | B |
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - TP Hồ Chí Minh
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Trãi - Hà Nội
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Ngô Quyền - Hải Phòng
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.