Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10 Cánh diều năm học 2022 - 2023
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 10
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10 Cánh diều năm học 2022 - 2023 để bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10
PHÒNG GD&ĐT…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2022 - 2023 Bài thi môn: Địa lí lớp 10 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Động lực phát triển dân số là
A. tỉ suất sinh thô.
B. số người nhập cư.
C. gia tăng tự nhiên.
D. gia tăng cơ học.
Câu 2. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với
A. dân số từ 14 - 54 tuổi ở cùng thời điểm.
B. số người già trong xã hội cùng thời điểm.
C. số trẻ em sinh ra ở cùng thời điểm.
D. dân số trung bình ở cùng thời điểm.
Câu 3. Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của
A. quốc gia.
B. các vùng.
C. thế giới.
D. khu vực.
Câu 4. Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới hiện nay là
A. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.
B. tỉ suất sinh thô nhóm nước phát triển giảm, đang phát triển tăng nhanh.
C. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển.
D. tỉ suất sinh thô các nhóm nước phát triển và đang phát triển tăng nhanh.
Câu 5. Tháp dân số (tháp tuổi) là một biểu đồ
A. thanh ngang.
B. cột đứng.
C. cột chồng.
D. kết hợp.
Câu 6. Tiêu chí nào sau đây không được thể hiện trong kiểu tháp tuổi thu hẹp?
A. Tỉ suất sinh giảm nhanh.
B. Nhóm số lượng trẻ em ít.
C. Gia tăng có hướng giảm.
D. Dân số đang trẻ hoá.
Câu 7. Nguồn lao động được phân làm mấy nhóm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8. Nguồn lao động là
A. dân số ngoài tuổi lao động tham gia lao động.
B. dân số dưới tuổi lao động tham gia lao động.
C. dân số có khả năng tham gia lao ở ngoài nước.
D. nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.
Câu 9. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
A. Chính sách và xu thế phát triển.
B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
C. Thị trường trong và ngoài nước.
D. Dân số và nguồn lao động.
Câu 10. Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
A. Thời gian và khả năng khai thác.
B. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
D. Không gian và thời gian hình thành.
Câu 11. Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?
A. Đất đai.
B. Vị trí địa lí.
C. Nguồn nước.
D. Khí hậu.
Câu 12. Cơ cấu kinh tế góp phần huy động tối đa nguồn lực trong nước và nước ngoài vào quá trình phát triển đất nước là cơ cấu theo
A. thành phần kinh tế.
B. ngành kinh tế.
C. lãnh thổ kinh tế.
D. các khu vực sản xuất.
Câu 13. Tổng thu nhập quốc gia viết tắt là
A. GDP.
B. GNI.
C. HDI.
D. FDI.
Câu 14. Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất là cơ cấu
A. trung tâm kinh tế.
B. lãnh thổ.
C. thành phần kinh tế.
D. ngành kinh tế.
Câu 15. Nội dung chủ yếu nhất của cơ cấu kinh tế là
A. các bộ phận hợp thành và quan hệ giữa chúng.
B. tổng số chung và tất cả các bộ phận hợp thành.
C. sự sắp xếp các bộ phận trong cả tổng thể chung.
D. sự phân chia tổng thể chung thành các bộ phận.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
B. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
C. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
D. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
Câu 17. Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào
A. chất lượng đất.
B. diện tích đất.
C. nguồn nước tưới.
D. độ nhiệt ẩm.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nông nghiệp?
A. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
B. Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất.
C. Sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. Có tính thời vụ, phân bố tương đối rộng rãi.
Câu 19. Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất không có ảnh hưởng đến
A. sự phân bố, cơ cấu cây trồng.
B. nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.
C. khả năng mở rộng diện tích.
D. năng suất của cây trồng.
Câu 20. Loại vật nuôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới là
A. Gà.
B. Lợn.
C. Cừu.
D. Bò.
Câu 21. Trâu không được nuôi nhiều ở
A. Trung Quốc.
B. Nam Á.
C. Đông Nam Á.
D. Bắc Á.
Câu 22. Các nước nuôi nhiều cừu là
A. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Thái Lan.
B. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, I-ran.
C. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Phi-lip-pin.
D. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a.
Câu 23. Sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây?
A. Trang trại.
B. Hộ gia đình.
C. Hợp tác xã.
D. Vùng nông nghiệp.
Câu 24. Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là
A. dân cư và nguồn lao động.
B. khí hậu, các dạng địa hình.
C. sinh vật và nguồn nước.
D. quan hệ sở hữu ruộng đất.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 2 (2,0 điểm). Hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp.
2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10
I. TRẮC NGHIỆM
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
1-C | 2-D | 3-C | 4-A | 5-D | 6-D | 7-A | 8-D |
9-D | 10-C | 11-B | 12-A | 13-B | 14-D | 15-A | 16-A |
17-A | 18-C | 19-B | 20-A | 21-D | 22-B | 23-A | 24-D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm):
* Tích cực
- Đô thị hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động.
- Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị; mở rộng không gian đô thị.
- Hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện (trong lành, an toàn, tiện nghi);...
* Tiêu cực
- Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả.
- Làm cho cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở và gia tăng tệ nạn xã hội.
- Chất lượng môi trường không đảm bảo (ô nhiễm nước, không khí, đất).
Câu 2 (2,0 điểm):
- Vai trò
+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.
+ Lâm nghiệp tạo việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân.
+ Trồng và bảo vệ rừng góp phần điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.
- Đặc điểm
+ Đối tượng của ngành lâm nghiệp là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, chậm và thường phân bố trên không gian rộng lớn.
+ Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
+ Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và của con người.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10 Cánh diều năm học 2022 - 2023. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu Đề thi giữa học kì 2 lớp 10...