Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Địa lý lớp 12, trường THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, năm học 2017
Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Địa lý lớp 12
Để đánh giá năng lực học môn Địa lý lớp 12, các em học sinh cần có bài kiểm tra để chứng minh quá trình học tập của mình, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn tài liệu: Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn Địa lý lớp 12, trường THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, năm học 2017. Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo.
Trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vốn đất và sử dụng vốn đất
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là:
A. Lai Châu.
B. Quảng Ninh.
C. Điện Biên.
D. Kon Tum.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ chủ yếu theo hướng nào?
A. Tây Nam.
B. Đông Nam.
C. Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 3: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là:
A. Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1 của nước ta?
A. Huế, Hải Phòng.
B. Quy Nhơn, Mỹ Tho.
C. Huế, Đà Nẵng.
D. Hải Phòng, Đà Nẵng.
Câu 5: Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là:
A. sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
B. phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
C. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
D. làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng
Câu 6: Vùng có số lượng đô thị ít nhất nước ta năm 2006 là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 7: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn khá cao là:
A. Tốc độ phát triển ngành kinh tế chưa tương xứng tốc độ tăng dân số.
B. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
C. Thu nhập của người dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
D. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông kém phát triển.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao.
B. Tổng bức xạ lớn.
C. Tổng số giờ nắng thấp.
D. Cân bằng bức xạ dương.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 10: Biểu hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta là:
A. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
B. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
C. Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.
D. Khu vực kinh tế Nhà nước có tỉ trọng cao nhất.
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
A. Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn.
B. Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
C. Ở trung du, miền núi mật độ dân số cao hơn nhiều so với đồng bằng. D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng cao.
Câu 12: Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta ?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 13: Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện đầy đủ nhất ở:
A. Số lượng loài bị mất dần.
B. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Suy giảm về thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
D. Hệ sinh thái và thành phần loài bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 14: Tính mùa vụ trong ngành nông nghiệp nước ta không được khai thác tốt hơn nhờ:
A. Bảo quản nông sản.
B. Các giống cây ngắn ngày, năng suất thấp.
C. Áp dụng công nghiệp chế biến.
D. Đẩy mạnh giao thông vận tải.
Câu 15: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút
B. Địa hình núi chiếm ưu thế.
C. Vùng núi có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
D. Rừng còn tương đối ít.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
(Đơn vị: triệu người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ miền
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng về phân bố đô thị nước ta?
A. Số lượng đô thị phân bố đồng đều giữa các vùng trên cả nước.
B. Đông Nam Bộ có quy mô dân số đô thị lớn nhất cả nước.
C. Số lượng các thành phố lớn quá nhiều so với mạng lưới đô thị.
D. Trung du miền núi phía Bắc có số lượng đô thị ít nhất cả nước.
Câu 18: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng:
A. Khí hậu ôn đới gió mùa.
B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. Khí hậu nhiệt đới khô.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng có diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất cả nước là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 20: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ta là:
A. Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
B. Biển có nguồn hải sản phong phú.
C. Tàu thuyền, ngư cụ trang bị ngày càng tốt hơn
D. Công nghiệp chế biến thủy sản mở rộng.