Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vốn đất và sử dụng vốn đất

Trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vốn đất và sử dụng vốn đất

Trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vốn đất và sử dụng vốn đất giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có đáp án đi kèm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì, ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vốn đất và sử dụng vốn đất để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm về môn Địa lý lớp 12 bài Vốn đất và sử dụng vốn đất như việc sử dụng hợp lí đất đai, các loại đất trồng, đất chuyên dùng và đất thổ cư.... Bài tập trắc nghiệm có đáp án đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Câu 1. Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc:

A. Cải tạo đất đai.

B. Trồng và bảo vệ vốn rừng.

C. Đẩy mạnh thâm canh.

D. Giải quyết vấn đề lương thực.

Câu 2. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng.

A. Đẩy mạnh thâm canh.

B. Quy hoạch thuỷ lợi.

C. Khai hoang và cải tạo đất.

D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.

Câu 3. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra trong việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở hầu hết các tỉnh duyên hải miền Trung.

A. Trồng rừng phi lao để ngăn sự di chuyển của cồn cát.

B. Quy hoạch các công trình thuỷ lợi để cải tạo đất.

C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất.

D. Sử dụng đất cát biển để nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 4. Đất đai ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có điểm giống nhau là:

A. Khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.

B. Có diện tích mặt nước lớn còn khai thác được nhiều.

C. Có quy mô lớn nên bình quân đầu người cao.

D. Đã được thâm canh ở mức độ cao.

Câu 5. Phương hướng chính để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ.

B. Quy hoạch thuỷ lợi để cải tạo đất và nâng cao hệ số sử dụng.

C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông.

D. Đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 6. Loại đất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta hiện nay là:

A. Đất nông nghiệp.

B. Đất lâm nghiệp.

C. Đất chuyên dùng, thổ cư.

D. Đất chưa sử dụng.

Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là:

A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.

B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất.

D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích đất nước.

Câu 8. Trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta, loại đất có khả năng tăng liên tục là:

A. Đất nông nghiệp.

B. Đất lâm nghiệp.

C. Đất chuyên dùng và thổ cư.

D. Đất chưa sử dụng.

Câu 9. Vùng có tỉ lệ đất chuyên dùng và thổ cư lớn nhất nước ta là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Trong thời gian qua, loại đất bị thu hẹp diện tích lớn nhất của nước ta là:

A. Đất nông nghiệp.

B. Đất lâm nghiệp.

C. Đất chuyên dùng, thổ cư.

D. Đất chưa sử dụng.

Câu 11. Vấn đề cần hết sức quan tâm khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp là:

A. Không để mất rừng.

B. Không mở rộng ở những vùng có độ dốc lớn.

C. Chỉ được mở rộng ở miền núi, trung du.

D. Việc mở rộng phải gắn liền với việc định canh định cư.

Câu 12. Việc mở rộng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư trong thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất ở vùng:

A. Tây Nguyên và Tây Bắc.

B. Các vùng núi và trung du.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 13. Đất ở nước ta rất dễ bị thoái hoá vì:

A. Việc đẩy mạnh thâm canh quá mức nhất là thâm canh lúa nước.

B. Nông nghiệp nước ta sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu.

C. Nước ta địa hình 3/4 là đồi núi lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Loại đất chính của nước ta là đất phe-ra-lit, tơi xốp với tầng phong hoá sâu.

Câu 14. Trong phương hướng sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm chung là:

A. Đẩy mạnh thâm canh.

B. Khai hoang cải tạo để mở rộng diện tích.

C. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

D. Hạn chế việc tăng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư.

Câu 15. Với tốc độ tăng dân như hiện nay thì đến năm 2010, diện tích đất tự nhiên bình quân của nước ta sẽ:

A. Vẫn giữ nguyên.

B. Sẽ giảm nhiều.

C. Sẽ tăng lên.

D. Chỉ còn ở mức 0,35 ha/người.

Đáp án

1. B

2. A

3. D

4. B

5. B

6. B

7. A

8. C

9. B

10. D

11. A

12. D

13. C

14. C

15. D

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Vốn đất và sử dụng vốn đất. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số kiến thức học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Để thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm thật nhiều tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm