Đề thi kiến thức giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 2024
Giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề thi kiến thức giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là tài liệu ôn tập giúp các thầy cô xây dựng phong trào thường xuyên nghiên cứu các biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đại trà học sinh dân tộc.
PHẦN THI KIẾN THỨC
- Có 3 gói câu hỏi cho các khối lớp dự thi của các đội. Mỗi gói gồm 10 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm lựa chọn (A; B; C hoặc D)
- Lần lượt học sinh từng khối lớp của mỗi đội tham gia trả lời 01 gói gồm 10 câu hỏi ứng với nội dung khối lớp mình học. Mỗi câu hỏi được suy nghĩ trong 10 giây. Hết thời gian giơ đáp án đội mình lựa chọn. Trả lời đúng mỗi câu được 01 điểm.
Điểm của cả đội là điểm trung bình cộng của 3 khối lớp của mỗi đội đạt được.
KHỐI LỚP 1
Câu 1: Câu nào viết đúng chính tả?
A. Mẹ đưa em tới chường.
B. mẹ đưa em tới trường.
C. Mẹ đưa em tới trường.
Câu 2: Câu nào viết đúng?
A. Em ước mơ trở thành cô giáo.
B. Em ướt mơ trở thành cô giáo.
C. Em ước mơ chở thành cô giáo.
Câu 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu sau:
Xe cộ cần phải dừng lại khi có tín hiệu đèn (…)
A. đèn xanh
B. đèn đỏ.
C.đèn vàng.
Câu 4. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu?
Tuấn (...) nghĩ ngay lời giải cho câu đố.
A. giật mình
B. nhanh trí.
C. cảm động.
Câu 5: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu:
Bà kể cho em nghe một câu chuyện (...)
A. cứu.
B. nhanh trí.
C. cảm động
Câu 6: Trong câu: "Một cụ già lúi húi ngoài vườn, trồng cây na nhỏ." Em hiểu từ lúi húi như thế nào?
A. Mải mê, cắm cúi trồng cây na.
B. Mải mê ngắm cây na.
C. Không để ý đến cây na.
Câu 7: Câu nào dưới đây chứa tiếng có vần uyên?
A. Học một biết mười.
B. Học trước quên sau.
C. Ông em kể chuyện.
Câu 8. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu sau:
Nước (…) róc rách suốt ngày đêm.
A. trảy
B. chảy
C. chải
D. trải
Câu 9: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu sau:
“Chúng tôi rất (…) vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua.”
A. vui mừng
B. nuối tiếc
C. thán phục
Câu 10. Chọn từ để hoàn thiện câu
Hà (…) ngã khi chơi với các bạn ở sân trường.
A. sít
B. xít
C. suýt
KHỐI LỚP 2
Câu 1. Từ nào là từ chỉ hoạt động của sự vật trong câu sau: “Họa Mi hót rất hay.”
A. Họa Mi
B. hót
C. rất
D. hay
Câu 2: Dòng nào có từ viết sai chính tả.
A. cây tre, che mưa.
B. chải tóc, trải nghiệm.
C. quả tranh, bức tranh
Câu 3. Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa?
A. Giàu có – nghèo đói
B. Khó khăn – khổ cực.
C. Giàu có – sung túc.
Câu 4. Trong các câu sau câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Hoa rủ em đi học mỗi ngày.
B. Nhà là nơi có tình yêu thương.
C. Đứa trẻ rất nhanh nhẹn, thông minh
Câu 5: Dòng nào dưới đây toàn các từ chỉ sự vật?
A. Bàn, ghế, học, sách, vở, bảng.
B. Bàn, ghế, sách, vở, bảng, phấn.
C. Cô giáo, sách, vở, bút viết.
Câu 6: Câu nào dưới đây là câu giới thiệu?
A. Nam là học sinh giỏi của lớp 2A.
B. Nam rất thông minh, nhanh nhẹn và hay giúp đỡ các bạn trong học tập.
C. Nam hướng dẫn em làm bài tập khó.
Câu 7. Câu nào sau đây sử dụng dấu phẩy đúng?
A. Bạn Hoa bạn Lan, đều thích học môn Tiếng Việt.
B. Bạn Hoa, bạn Lan đều thích học môn Tiếng Việt.
C. Bạn Hoa bạn Lan đều thích học, môn Tiếng Việt.
Câu 8: Từ nào chỉ đặc điểm của sự vật trong câu: “Trong vườn, hoa mướp nở vàng tươi”
A. Hoa mướp.
B. Nở.
C. Vàng tươi
D. Trong vườn
Câu 9: Từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ” là từ:
A. cần cù.
B. siêng năng.
C. lười biếng.
Câu 10: Dòng nào dưới đây đều chứa các từ chỉ người?
A. Trần Quốc Toản, vua, sứ thần, lính gác.
B. Trần Quốc Toản, vua, thanh gươm, sứ thần.
C. Trần Quốc Toản, vua, thuyền rồng, lính gác.
KHỐI LỚP 5
Câu 1. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả
A. xuất xắc
B. xuất sắc
C. suất sắc
D. suất xắc
Câu 2. Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính “chăm chỉ”?
A. Chín bỏ làm mười.
B. Dầm mưa dãi nắng.
C. Thức khuya dậy sớm.
D. Đứng mũi chịu sào.
Câu 3. Đọc hai câu thơ sau:
“Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên”.
Nghĩa của từ “xuân” trong đoạn thơ là:
A. Mùa đầu tiên trong 4 mùa
B. Trẻ trung, đầy sức sống
C. Tuổi tác
D. Ngày
Câu 4. Truyện “ăn xôi đậu để thi đậu” từ "đậu" thuộc:
A. Từ nhiều nghĩa.
B. Từ đồng nghĩa.
C. Trái nghĩa.
D. Từ đồng âm.
Câu 5. Câu nào sau đây không phải là câu ghép?
A. Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.
B. Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới.
C. Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.
D. Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió
Câu 6. Trong các nhóm từ sau đây, nhóm nào là tập hợp các từ láy:
A. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ màng.
B. xa xôi, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.
C. xa xôi, xa lạ, mải miết, mong mỏi.
Câu 7. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?
A. Tết đến, hàng bán rất chạy
B. Nhà nghèo, Bác phải chạy ăn từng bữa.
C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.
Câu 8. Ai là tác giả của Bài thơ: “Hạt gạo làng ta”?
A. Nguyễn Duy
B. Tố Hữu
C. Trần Đăng Khoa
D. Nguyễn Bùi Vợi
Câu 9. Câu tục ngữ:"Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên ta điều gì?
A. Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ, vệ sinh.
B. Dù có nghèo túng, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp
C. Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu.
D. Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho.
Câu 10. Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”?
A. Đồng hương
B. Thần đồng
C. Đồng nghĩa
D. Đồng chí
Đáp án có trong file tải!