Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Phụ Dực, Thái Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Phụ Dực, Thái Bình là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa được hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Phụ Dực, Thái Bình (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

TRƯỜNG THPT PHỤ DỰC

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 – KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Mã đề thi: 135

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133.

Câu 1: Cho hỗn hợp Y gồm ba kim loại K, Zn, Fe vào nước dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn B không tan có khối lượng 14,45 gam. Cho B vào 100 ml CuSO4 3M, thu được chất rắn C có khối lượng 16,00 gam. Thành phần % khối lượng của Fe trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 40% B. 50% C. 30% D. 20%

Câu 2: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là

A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3

Câu 3: X là axit xitric có trong quả chanh có công thức phân tử là C6H8O7. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết rằng axit Xitric có cấu trúc đối xứng. Khi cho X tác dụng với CH3OH (H2SO4 đặc, to) thì thu được tối đa bao nhiêu este?

A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 4: Lấy một lượng FexOy chia làm 2 phần bằng nhau. Phần I tác dụng vừa đủ với a mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 loãng. Phần II tác dụng vừa đủ với b mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Biết b = 1,25a, công thức của FexOy

A. Fe2O3 B. FeO C. FeO hoặc Fe3O4 D. Fe3O4

Câu 5: Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2. Khi hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên:

A. Cho thêm vào nước ninh xương một ít vôi tôi.

B. Cho thêm vào nước ninh xương một ít quả chua (me, sấu, khế …)

C. Cho thêm vào nước ninh xương một ít đường.

D. Chỉ ninh xương với nước.

Câu 6: Hỗn hợp X gồm M và R2O trong đó M là kim loại kiềm thổ và R là kim loại kiềm. Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào 58,4 gam dung dịch HCl 12% thu được dung dịch Y chứa 15,312 gam các chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là

A. 8,832 B. 3,408 C. 4,032 D. 8,064

Câu 7: BK.OZONE-M.05 - Máy tạo ozon có khả năng khử độc, khử khuẩn trong nước, thực phẩm…là sản phẩm nghiên cứu của viện Vật lý kỹ thuật – Đại học Bách khoa Hà Nội. Dựa trên tính chất nào mà người ta sử dụng ozon để khử độc, khử khuẩn?

A. tính khử mạnh. B. tính oxi hóa mạnh

C. ozon độc, có khả năng diệt khuẩn. D. ozon có mùi khó chịu, có khả năng diệt khuẩn.

Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng khác nhau, hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1,5 : 3,2 rồi đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp chỉ gồm CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,3 : 1,2. Biết tỉ khối của khí B đối với hiđro là 19. Tỉ khối của khí A đối với hiđro là

A. 12 B. 10 C. 11 D. 13

Câu 9: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là

A. C20H30N2. B. C8H11N3 C. C9H11NO. D. C10H15N

Câu 10: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit ađipic, glucozơ, saccarozơ trong đó số mol axit ađipic bằng 3 lần số mol axit oxalic. Đốt m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi trong đó có 16,56 gam H2O. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m+168,44 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 29,68 B. 30,16 C. 28,56 D. 31,20

Câu 11: Khi bị “cảm” người ta thường dùng sợi dây chuyền bạc để đánh “cảm”. Sau khi đánh “cảm” vật bằng bạc thường bị đen là do:

A. Bạc tiếp xúc với oxi và hơi nước trong cơ thể người bệnh nên bị xỉn đen.

B. Bạc bị oxi hóa bởi oxi không khí khi tiếp xúc với cơ thể người bệnh tạo Ag2O màu đen.

C. Bạc không nguyên chất bị ăn mòn điện hóa tạo Ag2O màu đen.

D. Bạc tiếp xúc với hiđrosunfua trong cơ thể người bệnh và O2 trong không khí tạo Ag2S màu đen.

Câu 12: Cho phương trình phản ứng: Fe(NO3)2 + NaHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + NO + H2O

Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:

A. 27 B. 21 C. 9 D. 43

Câu 13: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 25,5 B. 24,7 C. 26,2 D. 27,9

Câu 14: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là:

A. hematit B. manhetit C. pirit D. xiđerit

Câu 15: Đốt 1 amino axit no mạch hở chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl bằng 1 lượng không khí vừa đủ (80% N2 và 20% O2 về thể tích) thu được hỗn hợp khí và hơi có tỉ khối so với H2 là 14,317. Công thức của aminoaxit là

A. C3H7NO2 B. C4H9NO2 C. C2H5NO2 D. C5H11NO2

Câu 16: Xenlulozơ điaxetat được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất của xenlulozơ điaxetat là

A. C10H13O5. B. C12H14O7. C. C10H14O7. D. C12H14O5.

Câu 17: Nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Các vật dụng bằng Al không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al(OH)3.

B. Al có thể phản ứng với HNO3 đặc trong mọi điều kiện.

C. Nhôm kim loại không tan trong nước do nhôm có tính khử yếu hơn H+ trong H2O.

D. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa là H2O.

Câu 18: Ancol X, anđehit Y, axit cacboxylic Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử và đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp 3 chất trên (có số mol bằng nhau) thu được tỉ lệ mol giữa CO2 và H2O là 11:12. Công thức phân tử của X, Y, Z là

A. CH4O, C2H4O, C2H4O2 B. C4H10O, C5H10O, C5H10O2

C. C2H6O, C3H6O, C3H6O2 D. C3H8O, C4H8O, C4H8O2

Câu 19: Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH:

A. Al2O3, Na2CO3, AlCl3 B. Al, NaHCO3, Al(OH)3

C. NaAlO2, Na2CO3, NaCl D. Al, FeCl2, FeCl3

Câu 20: A là hợp chất được tạo ra từ 3 ion có cấu hình electron giống khí hiếm Neon. Hợp chất A là thành phần chính của quặng nào sau đây:

A. Photphorit B. Đôlômit C. Criolit D. Xiđerit

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

C

11

D

21

D

31

C

41

A

2

A

12

B

22

B

32

A

42

D

3

C

13

A

23

B

33

D

43

B

4

D

14

A

24

B

34

D

44

B

5

B

15

B

25

C

35

A

45

C

6

A

16

C

26

B

36

A

4

C

7

B

17

D

27

A

37

A

47

B

8

A

18

D

28

D

38

B

48

C

9

D

19

C

29

B

39

D

49

B

10

C

20

C

30

C

40

A

50

D

Đánh giá bài viết
1 3.411
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm