Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Quất Lâm, Nam Định

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Quất Lâm, Nam Định gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa có đáp án đi kèm, dành cho các bạn học sinh luyện đề, hệ thống kiến thức Hóa học, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Du, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An (Lần 2)

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT QUẤT LÂM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

Năm học 2015 - 2016

Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Zn = 65; Fe = 56; Na = 23; Ba = 137; Ca = 40; Mg = 24; Ag = 108; K = 39; Al = 27; Cu = 64; He = 4; H = 1; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; S = 32; N = 14.

Câu 1: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là

A. 10Ne. B. 11Na. C. 9F. D. 19K.

Câu 2: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?

A. CO và O2. B. Cl2 và O2. C. H2S và N2. D. H2 và F2.

Câu 3: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 4: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là

A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 67,2 lít.

Câu 5: Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:

Kim loại

X

Y

Z

T

Điện trở (Ωm)

2,82.10-8

1,72.10-8

1,00.10-7

1,59.10-8

Y là kim loại

A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al.

Câu 6: Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?

A. Cacnalit. B. Xiđerit. C. Pirit. D. Đôlômit.

Câu 7: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng tan chảy nhanh và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác. Một số khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này khi nồng độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nhóm khí đó là

A. CH4 và H2O. B. N2 và CO. C. CO2 và CO. D. CO2 và CH4.

Câu 8: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9: Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 đktc

A. 0,56 lit. B. 0,448 lit. C. 0,224 lit. D. 0,336 lit.

Câu 10: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

A. 0,015 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol.

C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo mạch hở của C4H8

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 12: Dịch cúm gia cầm hiện nay là thảm họa của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Từ cây đại hồi, người ta đã tách được chất hữu cơ Z dùng làm nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất thuốc Tamiflu – dùng phòng chống cúm gia cầm hiện nay. Khi phân tích Z người ta thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố là %C = 48,276%; %H = 5,747%; %O = 45,977%. Biết khối lượng phân tử của Z không vượt quá 200 đvC. Công thức phân tử của Z là

A. C8H14O4. B. C10H8O2. C. C12H36. D. C7H10O5.

Câu 13: Hãy chọn câu phát biểu sai:

A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt

B. Nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo thành kết tủa trắng.

D. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.

Câu 14: Cho 3,2 gam ancol metylic phản ứng hoàn toàn với Na (dư), thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,12.

Câu 15: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric... gây ra vi chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, để làm giảm vị chua của quả sấu người ta thường dùng

A. nước vôi trong. B. dung dịch muối ăn. C. phèn chua. D. giấm ăn.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1. B

11. A

21. B

31. C

41. B

2. D

12. D

22. C

32. C

42. C

3. A

13. D

23. B

33. B

43. D

4. A

14. D

24. D

34. A

44. A

5. C

15. A

25. A

35. A

45. A

6. D

16. C

26. D

36. C

46. B

7. D

17. D

27. C

37. C

47. B

8. B

18. D

28. A

38. B

48. A

9. C

19. B

29. B

39. D

49. B

10. B

20. D

30. D

40. B

50. C

Đánh giá bài viết
2 762
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm