Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Lấp Vò 1, Đồng Tháp năm 2015
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Lấp Vò 1, Đồng Tháp năm 2015 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học khối A, A1, mời các bạn tham khảo.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý tỉnh Đồng Tháp năm 2015
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam
HỘI ĐỒNG BỘ MÔN ĐỒNG THÁP TỔ BỘ MÔN VẬT LÝ ĐỀ SỐ 1 | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015Môn thi: VẬT LÝ, khối A - A1 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; khối lượng electron me = 9,1.10-31 kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1u = 931,5 MeV/c2.
CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (từ câu 1 đến câu 50)
Câu 1: Đoạn mạch X chứa 2 trong 3 phần tử: Điện trở thuần R, cuộn dây, tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch X thì thấy hệ số công suất của mạch là √2/2, tăng dần tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất tăng. Hai phần tử của đoạn mạch X là:
A. R và cuộn dây không thuần cảm.
B. R và L.
C. L và C.
D. R và C.
Câu 2: Li độ và tốc độ của một vật động điều hòa liên hệ với nhau theo biểu thức 103x2 = 105 - v2. Trong đó x và v lần lượt tính theo đơn vị cm và cm/s. Lấy π2 = 10. Khi gia tốc của vật là 50 m/s2 thì tốc độ của vật là:
A. 50π√3 cm/s. B. 0 cm/s. C. 100π cm/s. D. 50π cm/s.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
Câu 4: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do chúng:
A. khác nhau về chu kỳ của sóng âm.
B. khác nhau về đồ thị dao động âm.
C. khác nhau về tần số.
D. khác nhau về tần số và biên độ các họa âm.
Câu 5: Cho đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1/π(H), tụ điện có điện dung C thay đổi được, R là một điện trở thuần. Đặt hai đầu mạch một điện áp xoay chiều ổn định có f = 50Hz. Giá trị C để mạch tiêu thụ công suất cực đại là:
A. 5.10-3/π(F) . B. 2.10-3/π(F). C. 10-3/2π(F). D. 10-3/π(F).
Câu 6: Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt (N) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ khi đó là:
A. 10 Hz. B. 5π Hz. C. 10π Hz. D. 5 Hz.
Câu 7: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,9 s và biên độ 4 cm trên trục Ox với O là vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất để nó đi từ vị trí 3 cm đến vị trí cân bằng:
A. 6,9601 s. B. 0,1215 s. C. 5,9315 s. D. 0,1035 s.
Câu 8: Một nguồn sáng phát ánh sáng đơn sắc, có công suất 1W, trong mỗi giây phát ra 2,5.1019 phôtôn. Bức xạ do nguồn phát ra là bức xạ:
A. hồng ngoại. B. màu đỏ. C. tử ngoại. D. màu tím.
Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở hai phía vân trung tâm là 8,4mm. Khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1,2m. Bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,40μm. B. 0,60μm. C. 0,50μm. D. 0,72μm.
Câu 10: Xét phản ứng: 23290Th → 20882Pb + x42He + y0-1β–. Chất phóng xạ Th có chu kỳ bán rã là T. Sau thời gian t = 2T thì tỷ số số hạt (và số nguyên tử Th còn lại là:
A. 3. B. 12. C. 18. D. 1/12.
Câu 11: Một con lắc đơn gồm một quả cầu khối lượng m1 = 0,5 kg, được treo vào một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l = 1m. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản của không khí. Cho g = 10 m/s2. Một vật nhỏ có khối lượng m2 = 0,5 kg bay với vận tốc v2 = √10m/s theo phương nằm ngang va chạm đàn hồi xuyên tâm vào quả cầu m1 đang nằm yên tại vị trí cân bằng. Biên độ góc của m1 sau va chạm là:
A. 60o. B. 45o. C. 37o. D. 30o.
Câu 12: Một vật thực hiện dao động điều hoà. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì:
A. độ lớn vận tốc lớn nhất, gia tốc bằng 0.
B. độ lớn gia tốc lớn nhất, vận tốc bằng 0.
C. vận tốc và gia tốc của vật đều có giá trị lớn nhất.
D. vận tốc và gia tốc của vật đều bằng 0.
Câu 13: Ăngten sử dụng mạch dao động LC1 lí tưởng thu được sóng điện từ có bước sóng λ1 = 300m. Nếu mắc thêm tụ điện C2 nối tiếp với tụ điện C1 thì ăngten thu được sóng điện từ có bước sóng λ = 240m. Nếu chỉ sử dụng tụ C2 thì bước sóng thu được là:
A. 700m B. 500m C. 400m D. 600m
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
1. D 2. A 3. D 4. B 5. D 6. D 7. B 8. A 9. C 10. C | 11. A 12. A 13. C 14. B 15. C 16. C 17. B 18. D 19. D 20. A | 21. B 22. C 23. A 24. D 25. B 26. C 27. D 28. D 29. C 30. C | 31. A 32. A 33. C 34. B 35. B 36. B 37. B 38. D 39. C 40. D | 41. B 42. B 43. A 44. B 45. D 46. A 47. A 48. C 49. B 50. A |