Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hóa là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án mà VnDoc gửi đến các bạn tham khảo trong khi kì thi THPT Quốc gia 2015 đang tới rất gần, giúp các bạn ôn thi môn Hóa được hiệu quả hơn.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học Sở GD-ĐT Kon Tum
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Long An, Long An
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
| ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 | |
Họ, tên thí sinh:........................................................ Số báo danh: .......................................................... | Mã đề thi 102 |
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; N = 14; S = 32; O = 16; Cl = 35,5; H = 1; Na = 23; Mg = 24; Ca = 40; Al = 27; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Ni = 58.
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Trộn 8 lít H2 và 3 lít N2 được hỗn hợp X. Nung nóng X một thời gian (ở điều kiện nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp) thu được 10 lít hỗn hợp khí. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 12,5%. B. 16,67%. C. 18,75%. D. 37,5%.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,8g Fe và 1,6g Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được m gam chất rắn; biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 30,05. C. 28,7. D. 34,1.
Câu 3: Hợp chất thơm X có công thức Cl-C6H4-CH2Cl. Cho X tác dụng với NaOH loãng dư, đun nóng thì thu được sản phẩm hữu cơ là
A. NaO - C6H4-CH2ONa. B. HO- C6H4- CH2OH.
C. HO - C6H4-ONa. D. Cl- C6H4- CH2OH.
Câu 4: Cho 10,08 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X chứa m gam Fe(NO3)3 và 3,6288 lít NO (NO là sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là
A. 30,492. B. 43,56. C. 13,068. D. 5,22.
Câu 5: Chất X đơn chức có công thức phân tử C4H8O2, số đồng phân của X là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 6.
Câu 6: Anken C4H8 có số đồng phân cấu tạo là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 7: Dãy các phân tử và ion mà mỗi phân tử và ion đó vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là:
A. SO2, CrO3, Fe3+, NO2, Br2. B. SO2, Ag, Fe2+, NO2, Si.
C. SO2, Ag+, Cr3+, NH3, S. D. SO2, Cr3+, Fe2+, NO2, Br2.
Câu 8: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
Các chất X, Y, Z lần lượt là :
A. HCl, CaSO3, NH3. B. H2SO4, Na2CO3, KOH.
C. H2SO4, Na2SO3, NaOH. D. Na2SO3, NaOH, HCl.
Câu 9: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Chất không có phản ứng thuỷ phân là
A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 10: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng (x +y + z) là
A. 2,0. B. 1,1. C. 0,9. D. 0,8.
Câu 11: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (X, Y là hai axit có số C liên tiếp nhau, có số nhóm chức liên tiếp nhau, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M thì thu được 0,5 mol CO2. Nhận định đúng về Y là
A. axit đơn chức, khối lượng bằng 7,4g . B. axit ba chức, khối lượng bằng 9,0g.
C. axit hai chức, khối lượng bằng 10,4g. D. axit đơn chức, khối lượng bằng 13,4g.
Câu 12: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,05 mol este X được tạo nên từ một axit đa chức với một ancol đơn chức tiêu tốn hết 5,6 gam KOH. Mặt khác, khi thuỷ phân 5,475g X thì cần vừa hết 4,2g KOH và thu được 6,225g muối. Công thức của X là
A. CH2(COOCH3)2. B. (COOC2H5)2. C. CH2(COOC2H5)2. D. (COOCH3)2.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 8,15 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm
A. 9,05g. B. 11,15g. C. 28,85g. D. 30,95g.
Câu 14: Cho cân bằng hoá học sau: N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 ΔH < 0. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm áp suất.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nhiệt độ.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nồng độ NH3.
Câu 15: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no có 1 liên kết , đa chức, mạch hở Y (). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng V lít O2 (đktc) sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá tri của V lần lượt là
A. C5H8(OH)2 và 2,912. B. C4H6(OH)2 và 3,584.
C. C4H6(OH)2 và 2,912. D. C3H4(OH)2 và 3,584.
Câu 16: Cho 11,5 gam kim loại kiềm M tan hết trong nước thu được 5,6 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Rb. B. K. C. Li. D. Na.
Câu 17: Cho các chất sau: phenol (1), benzen (2), p- nitro phenol (3), metyl phenyl ete (4). Khả năng phản ứng với dung dịch brom giảm dần theo thứ tự
A. (4)> (3)> (2)> (1). B. (4)> (1)> (3)> (2). C. (4)> (3)> (1)> (2). D. (1)> (2)> (3)> (4).
Câu 18: Cho m gam một khối nhôm hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được một quả cầu nhôm có bán kính R/2. Giá trị m là
A. 1,08. B. 3,78. C. 3,24. D. 2,16.
Câu 19: Cho (a + 1,5b) mol Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp chứa: a mol NH; b mol K+; c mol HCO thu được dung dịch X. Sục 1,5b mol CO2 vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 197(a+ 1,5b). B. 100b. C. 130b. D. 61a + 69b.
Câu 20: Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2, Zn, Hg, HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng, Fe, H2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng lưu huỳnh bị oxi hoá là
A. 5. B. 4 C. 2. D. 3.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
1 | C | 11 | C | 21 | A | 31 | D | 41 | A |
2 | B | 12 | B | 22 | A | 32 | D | 42 | C |
3 | D | 13 | B | 23 | A | 33 | B | 43 | B |
4 | A | 14 | C | 24 | A | 34 | A | 44 | D |
5 | D | 15 | C | 25 | C | 35 | A | 45 | C |
6 | C | 16 | D | 26 | B | 36 | C | 46 | A |
7 | D | 17 | B | 27 | D | 37 | B | 47 | C |
8 | C | 18 | D | 28 | A | 38 | B | 48 | A |
9 | C | 19 | B | 29 | A | 39 | A | 49 | C |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | D | 50 | B |