Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được.
Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công?
Câu 4. Anh chị có cho rằng việc suy nghĩ tôi có thể, tôi sẽ làm đồng nghĩa với sự tự cao không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) về điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 69-70)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về nét độc đáo của hình tượng này.
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phần | Đáp án và biểu điểm | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) | ||
1 | - Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận | 0.75 | |
2 | - Cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích: + Tự trấn an và khích lệ bản thân, rằng mọi rắc rối sẽ có thể được giải quyết. + Quan trọng nhất là nỗ lực để tìm giải pháp và bắt tay vào giải quyết vấn đề. | 0.75 | |
| 3 | Thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công vì nhiều lí do. Thí sinh có thể đưa ra sự lí giải của riêng mình, có diễn giải hợp lí, thuyết phục. Có thể theo các hướng sau: - Đối với những người giàu nghị lực và cầu tiến, thất bại giúp ta thấy được những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó nhìn lại phương pháp thực hiện, tiếp tục tổng kết kinh nghiệm để thành công trong tương lai. Xét theo một bình diện, thành công chẳng qua là thất bại vẫn không nản chí, kiên trì theo đuổi mục tiêu tới cùng, cuối cùng đạt được thành tựu. - Thất bại là một tình cảnh không hề dễ chịu, theo sau nó là những cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, chán nản, hoài nghi vào bản thân….khi thất bại dường như mọi cánh cửa đều tạm thời đóng lại trước mắt con người. Thành công thì ngược lại, thường gắn với niềm vui, sự mãn nguyện và tự hào. Bởi vậy thất bại giúp ta trân trọng thành công, niềm hạnh phúc khi đạt được thành công và hiểu được giá trị thật sự của thành công | 1.0 |
| 4 | Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến : tôi có thể, tôi sẽ làm được đồng nghĩa với tự cao. - Đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình - Lí giải hợp lý, thuyết phục. | 0.5 |
II | LÀM VĂN (7,0 điểm) | 7,0 | |
1
2 | Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) về điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống. | ||
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn). Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. | 0.25đ | ||
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống. | 0,25đ | ||
c. Triển khai Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để tạo ra, cơ hội trong cuộc sống của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng: - Cần phải năng động, linh hoạt, chủ động trong tư duy, học cách nắm bắt những nhu cầu xã hội. - Tìm tòi, khai thác, nghiên cứu những vấn đề mang tính thực tiễn, liên quan đến mục đích, ước mơ, hoài bão mà bản thân hướng đến. | 1.0đ | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25đ | ||
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành » (Tây Tiến – Quang Dũng) Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về nét độc đáo của hình tượng này. | |||
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: + Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. + Bình luận nét độc đáo của hình tượng này. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau: | 4.0 | ||
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm và đoạn thơ. -Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng được biết nhiều với tư cách là nhà thơ. Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. -Tây Tiến được viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Lúc đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. -Bài thơ bao trùm là nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân. Trong đó nổi bật là đoạn thơ khắc họa thành công hình ảnh người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp độc đáo. 2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ. - Giới thiệu về đoàn binh Tây Tiến - Hai câu thơ đầu: khắc tạc vẻ đẹp bức chân dung người lính Tây Tiến khi đặt giữa phông nền thiên nhiên TB hiện lên giữa bao khó khăn thiếu thốn, lại càng bi tráng, lãng mạn và hào hoa: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm” + Vẻ đẹp bi tráng gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh xao “xanh màu lá”; kì dị “không mọc tóc” ; “quân xanh màu lá” nguyên nhân do những ngày tháng hành quân vất vả, thiếu thốn đó là dấu ấn trận sốt rét rừng. Hiện thực gian khổ, khắc nghiệt. + Bên cạnh đó cái bi còn có chất hào hùng, nghệ thuật đối lập giữa vẻ ngoài và tâm hồn bên trong đó là tinh thần, khí chất mạnh mẽ trong tư thế bên người lính “giữ oai hùm” làm chủ rừng thiêng sông núi. Qua đó câu thơ mang âm hưởng hào hùng, người lính tuy gian khổ, thiếu thốn nhưng yêu đời, kiêu hùng. -Hai câu thơ tiếp: dấu ấn lãng mạn của những chàng trai Hà Nội mang tâm hồn hào hoa: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” + Hai chữ “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng “mắt trừng” là ánh mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với ý chí mạnh mẽ sống chết với kẻ thù, ánh mắt căm hờn rực lửa. + Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” – mộng giết giặc, lập công, hòa bình, đôi mắt có tình, đôi mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về quê hương. + Và trong bóng Hà Nội nào có quên một dáng “kiều thơm”, đó là bóng hình của những người bạn gái Hà thành thanh lịch yêu kiều, diễm lệ. Với ý nghĩa ấy ta thấy người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi non sông mà còn rất hào hoa, lãng mạn. -Hai câu thơ tiếp theo vẻ đẹp lí tưởng của thời đại: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + Các từ Hán việt như “biên cương” “viễn xứ” gợi lên không khí cổ kính, không gian xa xôi hẻo lánh heo hút hoang lạnh, nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết không né tránh hiện thực. + Câu thơ tiếp theo càng khẳng định dữ dội hơn nữa như một lời thề sông núi: “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + Bốn chữ “chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái chắc nịch, gợi vẻ phong trần, mang vẻ đẹp thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” . - Hai câu thơ cuối đoạn là sự hi sinh bi tráng của ngưới lính: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” + Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính. + Người con ưu tú anh dũng của dân tộc về với đất mẹ “anh về đất” là cách nói giảm nói tránh đi cái chết làm câu thơ không bi mà không lụy, ý thơ từ đó mang các anh về với thế giới của vĩnh hằng. + Con sông Mã chứng nhân lịch sử,bạn đồng hành của đoàn quân TT, cũng nhỏ dòng lệ cảm thương lay động cả đất trời, đã gầm lên “khúc độc hành”. -Nghệ thuật: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh, đối lập tương phản giữa ngoại hình tiều tụy với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong, sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính biện pháp nhân hóa, ẩn dụ…ngôn ngữ sử thi, lãng mạn hào hùng. | 0.5
3.0
| ||
3. Nhận xét về vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến + Xuất thân của đoàn quân TT: đa phần là thanh niên tri thức trẻ tuổi Hà Nội. + Hoàn cảnh chiến đấu: khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng họ lạc quan, yêu đời, mang vẻ hào hùng đầy hào hoa của tuổi trẻ. + Hơn thế vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua những khó khăn, gian khổ mất mát bi thương cùng với tinh thần hiên ngang, bất khuất, hào hùng của người lính TT. + Giong điệu, âm hưởng đoạn thơ mang màu sắc tráng lệ, hào hùng. | 0.5 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10.0 |
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.