Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Đề thi vào lớp 10 môn Sử trường Chuyên Amsterdam
Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam là đề thi vào lớp 10 chuyên Sử có đáp án. Đây là tài liệu tham khảo có chất lượng, giúp các em ôn thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong cả nước. Mời các em cùng tham khảo.
Ôn thi vào lớp 10 môn Văn online
Ôn thi vào lớp 10 môn Toán Online
Ôn thi vào lớp 10 môn Anh Online
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN |
Câu 1 (2,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam – một nước thuộc địa của thực dân Pháp, mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc”
(Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, NXB Giáo dục, năm 2014, trang 70)
a. Văn bản được nhắc đến trong đoạn trích ra đời trong hội nghị nào? Nó bao gồm những văn kiện nào?
b. Bằng những hiểu biết của mình em hãy chứng minh nhận định trên.
Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tại sao lại khẳng định đây là “thời cơ ngàn năm có một”?
Câu 3 (1,5 điểm): So sánh chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí so sánh | Chiến dịch Việt Bắc | Chiến dịch Biên giới |
1) Chủ động tấn công địch | ||
2) Quân địch bị loại khỏi vùng chiến | ||
3) Ý nghĩa quan trọng nhất của thắng lợi |
Câu 4 (2,0 điểm): Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm "quyết chiến chiến lược" với với thực dân Pháp, can thiệp Mĩ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
Câu 5 (2,0 điểm): Người ta dự đoán: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử
Câu 1 (2,5 điểm)
a) Văn bản được nhắc đến trong đoạn trích ra đời trong hội nghị nào? Nó bao gồm những văn kiện nào? 0,5 điểm
- Văn bản được nhắc đến trong đoạn trích là “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra đời trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ ngày 6/1/1930) (0,25đ)
- “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm các văn kiện sau: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắt tắt, Điều lệ tóm tắt. (0,25đ)
b) Bằng những hiểu biết của mình, chứng minh nhận định trên: 2 điểm
- Tính đúng đắn, sáng tạo:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên tuy còn vắn tắt, song đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này: (0,25đ)
- Cương lĩnh vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn này nối tiếp nhau. Như vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã thâu suốt con đường phát triển của cách mạng nước ta là kết hợp và giương cao hai ngọn cò độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. (0,25đ)
- Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng... Đó là nội dung bao trùm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhưng nổi bật nhất là nội dung dân tộc. Đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ dân chủ là đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của nước ta: một nước thuộc địa nửa phong kiến. (0,25đ)
- Cương lĩnh xác định rõ lượng lượng nòng cốt của cách mạng nước ta là công - nông, đồng thời thấy được các giai cấp và tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần phải liên minh hoặc lôi kéo hay trung lập. (0,25đ)
- Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta, vì phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối cách mạng đúng đắn mới lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi. (0,25đ)
- Cương lĩnh xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Điều này vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta. (0,25đ)
- Tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc kết hợp đúng đắn vấn đề giải phóng dân tộc và vấn đề giai cấp, với tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc và tự do dân chủ. (0,25đ)
- Vì vậy, “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” có giá trị lí luận thực tiễn và lâu dài đối với cách mạng Việt Nam. (0,25đ)
Câu 2 (2,0 điểm)
Phân tích thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (1,5 điểm)
- Điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi:
- Trên thế giới, Liên xô và quân Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Điều này đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc đứng lên tự giải phóng. (0,25đ)
- Tại Đông Dương, quân phát xít Nhật ở Đông Dương và bọn tay sai thân Nhật hoang mang. Kẻ thù của cách mạng nước ta suy yếu đến cực độ. (0,25đ)
- Điều kiện chủ quan cho cuộc cách mạng nổ ra và giành được thắng rất đầy đủ:
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm với ba cao trào cách mạng: 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945. (0,25đ)
- Trong đó, cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta chuận bị đầy đủ, chu đáo về mặt đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và bước đầu tập dượt cho quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. (0,25đ)
- Khi phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện quân Đồng minh, đảng ta kịp thời chớp thời cơ, chuẩn bị chu đáo hơn nữa trong Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 – 15/8/1945) và Đại hội Quốc dân (16 – 17/8/1945) tại Tân Trào. (0,25đ)
- Hội nghị toàn quốc của Đảng đã thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa để giành chính quyền. Đại hội Quốc dân hưởng ứng mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng và quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch (0,25đ)
Đây là “thời cơ ngàn năm có một” vì: 0,5 điểm
- Chưa có thời điểm nào cách mạng nước ta lại hội tụ được những điều kiện khách quan và chủ quan đầy đủ và thuận lợi như thế. (0,25đ)
- Thời cơ này chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn (từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân Đông minh vào Đông Dương): nếu ta hành động quá sớm trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì quân Nhật sẽ gây khó khăn cho ta, còn nếu như quân ta chậm trễ thì quân Đồng minh sẽ đàn áp cách mạng (0,25đ)
Câu 3 (1,5 điểm)
Tiêu chí so sánh | Chiến dịch Việt Bắc | Chiến dịch biên giới |
1) Chủ động tấn công địch | Ta đánh bại của tấn công lên Việt Bắc của địch (0,25đ) | Ta chủ động tiến công địch. (0,25đ) |
2) Quân địch bị loại khỏi vùng chiến | 6000 tên địch. (0,25đ) | 8.300 địch ở biên giới Việt – Trung (0,25đ) |
3) Ý nghĩa quan trọng nhất của thắng lợi | Bảo vệ được Việt Bắc, căn cứ đầu não của kháng chiến. Làm phá sản âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của địch. (0,25đ) | Khai thông biên giới Việt - Trung. Giành thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính. (0,25đ) |
Câu 4 (2,0 điểm)
Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm "quyết chiến chiến lược" với thực dân Pháp, can thiệp Mĩ vì:
- Trước sự phá sản bước đầu trong kế hoạch quân sự Nava, địch quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một "pháo đài không thể công phá", "một vecđoong" của thế kỉ XX "một con nhím khổng lồ" ở rừng núi Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Vì vậy, muốn kết thúc chiến tranh phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (0,25đ)
- Vào ngày 6/12/1953, Trung ương Đảng đã họp và nhận định: Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế được bằng đường không, nếu ta cắt đứt đường hàng không, địch sẽ rơi vào thế "tử lộ". (0,25đ)
- Quân đội ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm. Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường. (0,25đ)
- Trên cơ sở phân tích tình hình, Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm "quyết chiến chiến lược giữa ta và địch" (0,25đ)
Nguyên nhân thắng lợi: (0,5đ)
- Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh và vị tướng cầm quân là Võ Nguyên Giáp trong việc đề ra quyết tâm và nghệ thuật quân sự đúng đắn, sáng tạo đánh vào tập đoàn cứ điểm này.
- Công cuộc chuẩn bị cho chiến đấu chu đáo.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí của quân đội ta.
Ý nghĩa lịch sử: (0,5đ)
- Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava; giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi: khiến cho Pháp – Mĩ không thể ngoan cố được nữa, buộc phải kí với ta Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc.
- Báo hiệu sự mở đầu sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Câu 5 (2,0 điểm)
Giới thiệu khái quát về châu Á (0,25đ)
- Châu Á là một châu lục đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
- Ấn Độ: Là một nước lớn thứ hai ở châu Á, sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Từ một nước phải nhập khẩu về lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Các sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. (0,25đ)
- Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (0,25đ)
- Trung Quốc
- Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay (1978 - nay) nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới. (0,25đ)
- GDP hằng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới và năm 2011 vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt...
- Một số nước Đông Nam Á:
- Xin-ga-po: từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành một trong 4 con rồng của châu Á. (0,25đ)
- Thái Lan: từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4% là nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới… (0,25đ)
Kết luận: (0,25đ)
- Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán”thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.