Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Hà Nội năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán sở GD&ĐT Hải Dương năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán sở GD&ĐT Khánh Hòa năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn trường Đại học Ngoại Ngữ, Hà Nội năm 2016 - 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2016

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 02 trang

A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH

Câu I (3 điểm)

1) Trắc nghiệm (1 điểm)

Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:

a) Câu thơ "Chữ tài liền với chữ tai một vần" của Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ B. Chơi chữ C. So sánh D. Hoán dụ

b) Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là của tác giả nào?

A. Nguyễn Quang Sáng B. Ngô Tất Tố C. Nam Cao D. Kim Lân

c) Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình?

A. Lật đật B. Rì rào C. Lênh khênh D. Rũ rượi

d) Bài thơ "Ánh trăng" có cùng thể thơ nào sau đây?

A. Mùa xuân nho nhỏ B. Viếng lăng Bác C. Đồng chí D. Con cò

2) Tiếng Việt (2 điểm)

a) Giải thích ý nghĩa của từ "chân" trong các câu thơ sau và cho biết từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển?

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ.

(Y Phương, Nói với con)

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của từng biện pháp tu từ trong bài thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Carh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

Câu II (2 điểm)

"Bạo lực học đường là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ của nhà trường mà còn là mối lo lắng của toàn xã hội".

Coi câu đã cho là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng trên. Trong đó có sử dụng một phép nối đề liên kết câu (gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).

B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài)

Câu III a (5 điểm)

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân để làm sáng tỏ tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Câu III b (5 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

(Theo Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2013, trang 70)

Đánh giá bài viết
1 813
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm