Địa tô chênh lệch
VnDoc xin giới thiệu bài Địa tô chênh lệch được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Địa tô chênh lệch
1. Địa tô chênh lệch
+ Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ mầu mỡ của đất dai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất dược đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung (được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt.
+ Định lượng: Địa tô chênh lệch – Giá cả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt.
+ Vì sao giá cả sản xuất chung được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất: trong công nghiệp, thì giá cả sản xuất dược quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình, còn trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định trên ruộng dất có điều kiện sản xuất trung bình thì trên ruộng đất xấu sẽ không có người canh tác và như vậy sẽ không đủ nông sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
+ Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra.
+ Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch, nhưng trong công nghiệp, do cạnh tranh nên lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp cố định. Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn định những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi. Đó là do:
Thứ nhất, trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng đất đai có hạn đã bị độc chiếm và người ta không thể tạo ra thêm những điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Thứ hai, nông phẩm lại là sản phẩm tất yếu không thể thiếu được đối với đời sống con người và xã hội. Bởi vậy, để đảm bảo đủ nhu cầu nông phẩm cho tiêu dùng, người ta không chỉ canh tác trên những khoảng đất tốt hoặc trung bình mà buộc phải canh tác trên cả những đất xấu hay kém thuận lợi. Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả sản xuất ở nơi có điều kiện kém thuận lợi quyết định, có như vậy mới đảm bảo cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu cũng thu được lợi nhuận bình quân. Khi đó những nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất tốt và trung bình, khi bán sản phẩm theo giá cả sản xuất chung, ngoài lợi nhuận bình quân còn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Khoản lợi nhuận siêu ngạch này được chuyển hóa thành địa tô và được gọi là địa tô chênh lệch.
2. Các hình thức địa tô chênh lệch
Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm hai loại:
+ Địa tô chênh lệch I:
Địa tó chênh lệch I là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.
Ví dụ: Giả sử có ba thửa ruộng tương ứng với ba mức độ màu mỡ khác nhau: tốt, trung bình và xấu. Tư bản đầu tư trên thửa này đều bằng nhau, tất cả đều là 100 và tỷ suất nhuận bình quân là 20%.Nhưng do khác nhau về độ màu mỡ của đất đai nên sản lượng thu được trên ba thửa này sẽ khác nhau. Cụ thể: thửa tốt có sản lượng là 6 tạ, thửa trung bình có sản lượng là 5 tạ và thửa xấu có sản lượng là 4 tạ. Ta có bảng như sau:
Loại ruộng | TB đầu tư | Sản lượng (tạ) | Giá cả sx cá biệt | Giá cả sx chung | Địa tô chênh lệch | |||
của tổng SP | của 1 tạ | của 1 tạ | của tổng SP | |||||
Tốt | 100 | 20 | 6 | 120 | 20 | 30 | 180 | 60 |
T. Bình | 100 | 20 | 5 | 120 | 24 | 30 | 150 | 30 |
Xấu | 100 | 20 | 4 | 120 | 30 | 30 | 120 | 0 |
+ Địa tô chênh lệch II:
Địa tô chênh lệch (II) là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh.
Thâm canh là việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đất đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Khi thời hạn hợp đồng còn thì nhà tư bản kinh doanh bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch này, nhưng khi hết hợp đồng thì chủ ruộng đất sẽ tìm cách nâng cao mức địa tô để chiêm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch. Do đó chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê trong một thời gian ngắn còn nhà tư bản thì không muốn đầu tư nhiều vốn để cải tạo vì làm như vậy phải mất một thời gian dài mới thu hồi được vốn. Vì vậy, trong thời gian thuê ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh ruộng đất tìm mọi cách khai thác, tận dụng hết độ màu mỡ của đất đai để thu được nhiều lợi hơn. Như vậy trong điều kiện canh tác theo lối tư bản chủ nghĩa thì độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm sút.
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Địa tô chênh lệch với các khái niệm, đặc điểm của địa tô, ý nghĩa của địa tô chênh lệch đối với nền kinh tế....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Địa tô chênh lệch. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.