Giáo án Công nghệ 11 bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen

Giáo án Công nghệ 11 bài 28

Giáo án Công nghệ 11 bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 28: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần biết được:

Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Điêzen.

2. Kĩ năng:

Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1. Phương pháp:

  • Dạy học nêu vấn đề.
  • Phương pháp dạy học tích cực.

2. Đồ dùng dạy học:

  • Tranh và vật thật (các bộ phận chính trong hệ thống).
  • Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu của động cơ Điêzen.
  • Máy tính, máy chiếu.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

I. Phân bố bài giảng:

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết gồm những nội dung sau:

  • Nhiệm vụ và đặc điểm sự hình thành hòa khí ở động cơ Điêzen
  • Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

  • Vẽ sơ đồ khối hệ thống phun xăng (vẽ ở một phần bảng).
  • Hãy sắp xếp các bộ phận sau của hệ thống nhiên liệu theo trình tự đúng.
  • Kể tên và vẽ các đường xăng, không khí khi động cơ làm việc.

2. Đặt vấn đề vào bài:

Trong thực tế ngoài động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng còn có động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu Điêzen. Vậy với hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng trên có dùng được trong động cơ Điêzen hay không? Hay hệ thống nhiên liệu của động cơ Điêzen có đặc điểm giống và khác hệ thống trên như thế nào? Để trả lời câu hỏi này ta học bài 28.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống

Nhiệm vụ:

- Khi tìm hiểu nguyên lí của động cơ Điêzen 4 kì thì:

+ Kì nạp hút gì vào xilanh?

+ Kì nén, nén gì?

+ Nhiên liệu vào xilanh vào thời điểm nào?

GV nhận xét.

HS trả lời.

HS ghi kết luận.

GV: Phun nhiên liệu vào xilanh đúng thời điểm là nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen.

- Dựa vào nhiệm vụ hệ thống nhiên liệu động cơ Xăng, hãy nêu nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen?

GV kết luận: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.

GV nhấn mạnh điểm khác nhau giữa nhiệm vụ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng là cung cấp hòa khí còn nhiệm vụ hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen là cung cấp dầu Điêzen.

HS trả lời.

HS ghi kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm sự hình thành hòa khí

* Đặc điểm hình thành hòa khí

- Đặc điểm của sự hình thành hòa khí như thế nào?

+ Nhiên liệu phun thẳng vào xilanh.

+ Thời điểm phun: cuối kì nén.

+ Áp suất phun rất lớn.

+ Nhiên liệu được phun tơi (dạng sương mù).

GV: nhiên liệu phun vào xilanh kết hợp với khí nén tạo thành hòa khí, tự bốc cháy.

- Các chế độ làm việc của động cơ phụ thuộc vào yếu tố nào?

(Lượng nhiên liệu do bơm cao áp cấp vào xilanh động cơ)

HS tìm hiểu SGK trả lời.

Ghi nhận xét, kết luận.

HS trả lời.

Các câu hỏi mở rộng:

GV: Bơm cao áp là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống.

- Hòa khí của động cơ Điêzen được hình thành ở đâu và được đốt cháy ở thời điểm nào?

(Ngắn hơn, vì hòa khí tạo ngay trong buồng cháy và tự bốc cháy ngay. Do vậy hòa khí hình thành nhanh chóng. Đó là đặc điểm của sự hình thành hòa khí trong động cơ Điêzen).

- Để hòa khí hình thành nhanh chóng và tự bốc cháy thì nhiên liệu phun vào phải đạt yêu cầu gì? Vì sao?

GV: cho HS so sánh 2 hệ thống và kết luận rõ sự khác biệt.

HS nghe, đọc SGK và tự giải thích.

HS ghi lời giảng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống

Giáo án Công nghệ 11 bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen

- Dựa vào sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu phun xăng hãy thiết kế hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen để đáp ứng nhiệm vụ trên.

GV nhận xét.

- So sánh điểm khác nhau giữa sơ đồ hệ thống phun xăng với sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen:

+ Bộ phận giống?

+ Bộ phận khác?

GV: Yêu cầu HS nhắc lại chức năng của bộ điều khiển phun và bộ điều chỉnh áp suất, từ đó nêu chức năng của bơm cao áp.

- Tại sao hệ thống nhiên liệu của động cơ Điêzen không có bầu lọc không khí và lại có 2 bầu lọc nhiên liệu?

GV nhận xét và kết luận, nhấn mạnh: trong hệ thống có 2 bơm nhưng làm nhiệm vụ khác nhau.

GV: Vậy còn đường bơm cao áp, vòi phun tới thùng nhiên liệu làm nhiệm vụ gì, và hệ thống hoạt động như thế nào chúng ta nghiên cứu sang phần nguyên lí.

HS vẽ ra giấy nháp, 1 HS lên bảng vẽ.

HS trả lời.

HS trả lời.

HS trả lời.

Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống

GV sử dụng mô hình động cơ Điêzen để giảng (hoặc chiếu bằng máy chiếu), hướng dẫn HS quan sát các bộ phận trên mô hình, sơ đồ khối và hỏi:

- Hãy chỉ ra các bộ phận tương ứng trên mô hình và sơ đồ khối? Nêu tên và chức năng của các bộ phận khác trên mô hình?

(GV kết hợp giảng và hỏi)

- Bơm cao áp có nhiệm vụ gì? Tại sao có cấu tạo đặc biệt?

- Pittông và xilanh phải đảm bảo yêu cầu gì?

(Độ chính xác, khe hở)

- Vòi phun có tác dụng gì? Tác dụng? cấu tạo như thế nào?

- Bầu lọc tinh có nhiệm vụ gì? Cấu tạo như thế nào?

- Tại sao có đường dầu dư?

- Sự liên kết các bộ phận như thế nào? Hãy đánh số vào sơ đồ khối trên bảng tương ứng ở sơ đồ khối và ở mô hình?

GV cho mô hình hoạt động và hỏi.

HS quan sát và trả lời.

HS quan sát, nghe giảng kết hợp với đọc SGK để trả lời.

HS đánh số.

- Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới vòi phun như thế nào?

- Từ chức năng các bộ phận kết hợp với mô hình động, nêu nguyên lí làm việc hệ thống nhiên liệu của động cơ Điêzen?

- Động cơ có hệ thống nhiên liệu trên là động cơ mấy xilanh? Tại sao?

- Tại sao miệng ống hút không đặt sát đáy thùng nhiên liệu và ở miệng ống có bọc lưới ?

HS trả lời.

Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá giờ học

Yêu cầu HS học bài và đọc SGK chuẩn bị bài 29.

Đánh giá bài viết
1 5.503
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 11

    Xem thêm