Giáo án Công nghệ 11 bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy

Giáo án Công nghệ 11 bài 34

Giáo án Công nghệ 11 bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 34: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần biết được:

  • Đặc điểm và cách bố trí của ĐCĐT dùng cho xe máy.
  • Đặc điểm hệ thống truyền lực dùng trên xe máy.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được vị trí các bộ phận của ĐCĐT dùng cho xe máy.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

I. Phương pháp:

Kết hợp các phương pháp:

  • Phương pháp hỏi – đáp.
  • Dạy học nêu vấn đề.
  • Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).

II. Nội dung:

1. GV:

  • Nghiên cứu kĩ bài 34 SGK.
  • Tìm tài liệu và sách tham khảo có liên quan như: sửa chữa xe máy, nghề xe máy…
  • Chuẩn bị phiếu học tập.
  • Với bài học này GV có thể lập kế hoạch dạy trên giấy, máy tính và sử dụng phần mềm Power Point.

2. HS:

  • Đọc SGK bài 34 để tìm hiểu các nội dung bài học.
  • Quan sát xe máy tại gia đình để nhận biết vị trí của động cơ.

III. Thiết bị, đồ dùng dạy học:

  • Tranh, ảnh sưu tầm.
  • Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV sử dụng máy chiếu, máy tính.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Phân bố bài giảng:

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:

  • Đặc điểm và cách bố trí ĐCDT dùng cho xe máy.
  • Đặc điểm hệ thống truyền lực của xe máy.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

- Truyền lực chính có nhiệm vụ gì? Tại sao trong truyền lực chính lại sử dụng bánh răng côn?

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

Bài học trước các em đã được nghiên cứu những ứng dụng quan trọng của ĐCĐT dùng cho ô tô. Em hãy cho biết ĐCĐT trong còn được ứng dụng vào các loại phương tiện nào?

ĐCĐT còn được ứng dụng để tạo ra động lực cho xe máy, là phương tiện thông dụng và phổ biến ở nước ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng học bài 34.

3. Nội dung bài mới:

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho xe máy

Nếu có đĩa hình về các loại xe máy, GV cho HS xem và đặt câu hỏi. Nếu không, GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1 để tìm hiểu trả lời câu hỏi:

- Hãy kể tên các loại xe máy mà em biết?

- Động cơ lắp trên xe máy là động cơ gì?

GV: Kết luận.

HS quan sát đĩa hình, liên hệ thực tế, đọc SGK trả lời.

HS ghi kết luận.

* Đặc điểm (5 đặc điểm)

GV dùng các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm hiểu:

- ĐCĐT dùng cho xe máy thường là loại mấy kì? Vì sao lại sử dụng loại đó?

- ĐCDT dùng cho xe máy thường làm mát bằng gì? Vì sao? Tại sao không làm mát bằng nước?

- Số lượng xilanh?

- Có mấy động cơ? Số động cơ phụ thuộc vào thông số nào?

- Hệ thống truyền lực bố trí như thế nào?

GV nhận xét trả lời của HS và kết luận.

HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời.

Ghi kết luận của GV.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bố trí động cơ trên xe máy

- Liên hệ thực tế em hãy cho biết động cơ xe máy thường được đặt ở đâu?

GV kết luận:

+ Đầu xe: xe ga cổ.

+ Giữa xe: Yamaha, Viva, Honda …

+ Lệch về phía đuôi xe: Vespa, Atila, Spacy …

1. Động cơ đặt ở giữa xe:

- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của cách bố trí trên?

GV giao phiếu học tập cho HS hoặc nhóm HS

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên nhóm:..................................................................................................

Nội dung công việc:

Hãy điền vào bảng sau ưu, nhược điểm của cách bố trí động cơ ở giữa xe máy:

Ưu điểm

Nhược điểm

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và kết luận (trong quá trình hướng dẫn HS báo cáo, GV giải thích một số vấn đề liên quan để làm rõ hơn nội dung bài).

Ví dụ:

- Tại sao động cơ được làm mát tốt hơn?

- Kết cấu phức tạp vì sao?

- Tác động nhiệt của nhiệt khí thải đối với người điều khiển là gì?

Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.

HS ghi kết luận và giải thích của GV.

2. Động cơ đặt lệch về đuôi xe:

- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của cách bố trí trên? (hình 34.2 b)

GV giao phiếu học tập cho HS hoặc nhóm HS

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên nhóm:..................................................................................................

Nội dung công việc:

Hãy điền vào bảng sau ưu, nhược điểm của cách bố trí động cơ ở giữa xe máy:

Ưu điểm

Nhược điểm

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và kết luận (trong quá trình hướng dẫn HS báo cáo, GV giải thích một số vấn đề liên quan để làm rõ hơn nội dung bài).

Ví dụ:

- Tại sao động cơ làm mát không tốt?

- Kết cấu gọn vì sao?

- Người điều khiển ít chịu tác động của nhiệt khí thải?

Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.

HS ghi kết luận và giải thích của GV.

GV hỏi để kết luận:

- Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách bố trí trên?

GV kết luận.

HS trả lời.

Hoạt động 3: Tim hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy

* Sơ đồ truyền mô men:

- Bằng kiến thức đã được học ở bài 33 và liên hệ thực tế em hãy cho biết hệ thống truyền lực trên xe máy có các bộ phận nào?

Giáo án Công nghệ 11 bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy

* Các bộ phận:

GV kết luận:

+ Động cơ: tạo ra động lực của xe máy.

+ Li hợp: ngắt, nối, truyền mô men quay đến bánh sau của xe máy.

+ Hộp số: thay đổi mô men quay → thay đổi tốc độ của xe máy.

+ Xích hoặc Các đăng: truyền mô men quay từ trục động cơ đến bánh sau của xe máy.

+ Bánh xe sau là bánh xe chủ động.

* Đặc điểm:

- Quan sát hình 33.2, 33.3 và 33.4 trong SGK em hãy cho biết đặc điểm bố trí động cơ và các bộ phận khác?

GV hướng dẫn trả lời và giải thích:

+ Động cơ, li hợp, hộp số được bố trí trong một vỏ (vỏ máy).

+ Hộp số thường có 3 – 4 cấp tốc độ, không có số lùi (đối với loại xe số).

+ Đối với loại xe đặt động cơ ở giữa truyền lực chính đến bánh xe qua hệ thống xích, bánh răng (đĩa nhông).

+ Đối với loại động cơ đặt động cơ lệch về đuôi xe, truyền lực chính đến bánh xe là trục các đăng (VD: xe tay ga).

* Nguyên lí làm việc:

- Quan sát hình 34.3 trong SGK em hãy nêu nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên xe máy?

GV ghi tóm tắt kết luận.

Động cơ (1) làm việc (tạo ra mô men) → quay trục khuỷu → li hợp (2) đóng → mô men truyền sang hộp số (3) → xích (4) → bánh xe chủ động (5) → xe máy chuyển động.

Hoạt động 4: Tổng kết bài học

GV cho HS trả lời các câu hỏi:

- So sánh cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô và xe máy.

- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

GV nhận xét:

+ Về ý thức, tinh thần học tập.

+ Đánh giá về mức độ hiểu bài.

+ Dặn dò chuẩn bị cho bài sau.

Đánh giá bài viết
1 3.461
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 11

    Xem thêm