Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 - Nước Mĩ

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 - Nước Mĩ. Bài trắc nghiệm môn Sử 12 này gồm các câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp học sinh lớp 12 nắm chắc kiến thức bài học với 4 mức độ từ thấp đến cao: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 - Nước Mỹ để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Bài viết gồm có 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Bài viết bao quanh nội dung kiến thức của Bài 6 - Nước Mỹ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

NHẬN BIẾT

Câu 1. Lĩnh vực mà Mĩ đầu tư nhiều nhất để đưa đất nước phát triển là lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và nghiên cứu khoa học

B. Khoa học kỹ thuật

C. Công nghiệp chế tạo các loại vũ khí phục vụ chiến tranh

D. Xuất cảng tư bản đến các nước thuộc địa

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.

Câu 3: Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu

C. kế hoạch phục hưng châu Âu

D. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu

Câu 4. Điêm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Kinh tế Mỹ suy thoái.

Câu 5. Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?

A. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

B. Không phát triển.

C. Chỉ có những phát minh nhỏ.

D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Bắt tay với Trung Quốc.

D. Dung dưỡng một số nước.

Câu 7. Nguyên nhân không dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mỹ sau CTTG II là gì?

A. Nhân dân Mỹ có lịch sử truyền thống lâu đời.

B. Mỹ là nước giàu tài nguyên lại không bị chiến tranh tàn phá.

C. Áp dụng triệt để thành tựu khoa học - kỹ thuật và nhà nước có chính sách điều tiết hợp lí.

D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế.

Câu 8. Sau Chiến tranh lạnh Mỹ có âm mưu gì?

A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

B. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế để thao túng các nước khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 9. Tổng thống Mỹ đã đề ra chiến lược toàn cầu đó là

A. Ken-nơ-đi. B. Tru-man. C. Ai-xen-hao. D. Giôn-xơn.

Câu 10. Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 11/7/1994

B. Ngày 1/7/1995

C. Ngày 11/7/1996

D. Ngày 10/7/1997

Câu 11. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Nhật.

Câu 12. Lý do nào làm đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kỹ thuật?

A. Mỹ là nước khởi đầu cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai

B. Chính sách Mỹ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học-kỹ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước.

C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mỹ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mỹ.

D. Mỹ chủ yếu là mua bằng phát minh.

Câu 13. Tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam?

A. Kennơđi B. Nichxơn. C. B. Clintơn. D. G. Bush.

Câu 14. Sau CTTG II Mỹ có lợi thế gì về vũ khí?

A. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

B. Chế tạo ra được nhiều vũ khí.

C. Có nhiều tàu ngầm.

D. Nhiều hạm đội trên biển.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

Câu 2. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

B. Mĩ có thế lực về kinh tế.

C. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 3. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô

B. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc

C. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa

Câu 4. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2?

A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.

C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.

D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

Câu 6. "Chiêu bài" Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong «Chiến lược cam kết và mở rộng» là

A. tự do tín ngưỡng.

B. ủng hộ độc lập dân tộc.

C. thúc đẩy dân chủ.

D. chống chủ nghĩa khủng bố.

VẬN DỤNG

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là gì?

A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu

B. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt

C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái

D. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự

Câu 2. Xác định thành tựu quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở Mĩ?

A. Sử dụng cơ khí hóa, hóa học hóa trong nông nghiệp.

B. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp.

C. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống

D. Thực hiện cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp”

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế-tài chính và lực lượng quân sự to lớn, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi

A. mưu đồ thống trị toàn thế giới.

B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

C. mưu đồ thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên hành tinh

Câu 4. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

Câu 5. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nich xơn) là

A. chuẩn bị tiến hành «Chiến tranh tổng lực».

B. ủng hộ «Chiến lược toàn cầu».

C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. theo đuổi «Chủ nghĩa lấp chỗ trống»

Câu 6. Sự kiện nào chứng tỏ tâm điểm đối đầu giữa 2 cực Xô-Mĩ ở châu Âu?

A. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. Sự ra đời của “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

C. Sự ra đời của “Hội đồng tương trợ kinh tế” thúc đẩy sự phát triển kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Sự ra đời của “Tổ chức Hiệp ước Vascsava” giữ gìn hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Xác định yếu tố nào thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

A. Chủ nghĩa khủng bố.

B. Chủ nghĩa li khai.

C. Sự suy thoái về kinh tế

D. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Câu 2. Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?

A. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.

B. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm.

C. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.

D. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.

Câu 3. Từ sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải chấp nhận

A. rút quân về nước và tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. bình thường hóa với Việt Nam và thay đổi chính sách đối ngoại.

C. thừa nhận Việt Nam là nước thống nhất và cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. kí với Việt Nam Hiệp định Pari và rút quân về nước.

Câu 4. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Câu 5. Sự kiện nào chứng minh cuộc chiến đấu chống Mĩ xâm lược được nhân dân Mĩ đồng tình ủng hộ?

A. Cuộc đấu tranh thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng khắp 125 thành phố.

B. Từ 1969-1973, những cuộc đấu tranh của người da màu diễn ra mạnh mẽ

C. Chị Raymôngđiêng nằm trên đương ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam

D. Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi làm cho nước Mĩ chia rẽ.

Câu 6. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B. Clintơn có gì giống với chiến lược toàn cầu?

A. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

B. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu

C. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

D. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Câu 7. Hiện trạng của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 90 của thế kỉ XX là:

A. Mĩ trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

B. Kinh tế Mĩ thường trải qua những đợt suy thoái ngắn.

C. Một nền kinh tế hùng hậu nhất toàn cầu

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 8: Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên cơ sờ nào?

A. Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đổng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.

B. Mĩ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.

C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.

D. Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ, mong muốn dựa vào Mĩ để phát triển kinh tế trong nước.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 - Nước Mĩ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm