Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Việt Nam từ 1954 đến 1975

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án

100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Việt Nam từ 1954 đến 1975. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Lịch sử. Chúc quý thầy cô ngày càng dạy hay, các bạn học sinh học tập tốt và có kết quả cao trong các kì thi.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết 100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Việt Nam từ 1954 đến 1975 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp 100 câu trắc nghiệm về Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975, đề thi có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm Việt Nam từ 1954 đến 1975

Câu 1. Sau hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nhân dân ta không thể tiến hành Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước là vì

A. Mĩ phá hoại hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
B. đồng bào 2 miền khó khăn trong việc đi lại để tham gia Tổng tuyển cử.
C. thiếu một ủy ban quốc tế để giám sát.
D. hậu quả cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm cản trở kế hoạch của ta.

Câu 2. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ có hành động gì?

A. Biến nước ta thành căn cứ quân sự, tiến đánh Trung Quốc.
B. Ủng hộ chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền.
C. Trực tiếp đưa quân đội và miền Nam thay quân Pháp.
D. Biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ.

Câu 3. Sau cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc, Miền Bắc đã căn bản hoàn thành cuộc cánh mạng nào?

A. Cách mạng ruộng đất.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Câu 4. Nét nổi bật nhất về tình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết là

A. Pháp rút quân khỏi miền Bắc trở về nước.
B. miền Nam bầu cử và thành lập chính phủ.
C. nhân dân hai miền tiến hành Tổng tuyển cử.
D. đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc

Câu 5. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954?

A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ.
B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

Câu 6. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc sau 1954 là gì?

A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

Câu 7. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954?

A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ.
B. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Câu 8. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

A. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Làm hậu phương kháng chiến.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Câu 9. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì?

A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam chống Mĩ - ngụy, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà.
D. miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.

Câu 10. Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơ ne vơ là gì?

A. Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
C. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
D. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.

Câu 11. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kı̀ chống Mı̃ cứu nước là gì?

A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghı̃a ở miền Bắc.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghı̃a ở miền Bắc.
D. Đánh Mı̃ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc.

Câu 12. Cách mạng miền Nam sau kháng chiến chống Pháp (1954) chuyển sang hình thức đấu tranh nào?

A. Đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
C. Khởi nghĩa vũ trang ở vùng nông thôn.
D. Kết hợp đấu tranh vũ tảng với đấu tranh ngoại giao.

Câu 13. Tháng 8 - 1954, ở Sài Gòn diễn ra

A. Phong trào hòa bình
B. Phong trào chống tố cộng-diệt cộng.
C. Phong trào chống trưng cầu dân ý.
D. Phong trào chống bầu cử quốc hội.

Câu 14. Nội dung nào Không phải là mục tiêu cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mĩ - Diệm?

A. Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Giữ gìn và phát triển lực lượng.
D. Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm

Câu 15. Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở Miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch nào?

A. "tố cộng", "diệt cộng" trên toàn miền Nam.
B. "đả thực", "bài phong", "diệt cộng" trên toàn miền Nam.
C. "tiêu diệt cộng sản không thương tiếc" trên toàn miền Nam.
D. "thà bắn lầm còn hơn bỏ sót" trên toàn miền Nam.

Câu 16. Việc Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật", đạo luật 10-59 chứng tỏ điều gì?

A. Mĩ – Diệm rất mạnh.
B. Sự suy yếu, ngày càng bị cô lập của chúng.
C. Sức mạnh về quân sự của Mĩ - Diệm.
D. Chính sách độc tài của chế độ gia đình trị.

Câu 17. Điền vào chỗ trống câu sau: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng............."

A. Lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Lực lượng vũ trang nhân dân kết hợp với lực lượng chính trị.
C. Sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao.
D. Sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.

Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng khởi là gì?

A. Mĩ – Diệm phá hiệp định Giơnevo, thực hiện "tố cộng, diệt cộng".
B. Do tinh thần bất khuất, không chịu ách kìm kẹp của nhân dân ta.
C. Do có nghị quyết của Hội nghị 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
D. Do chính sách của Mĩ – Diệm làm cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề.

Câu 19. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào "Đồng Khởi"?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
C. Làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 20. Kết quả nào sau đây là kết quả của phong trào "Đồng Khởi" đạt được?

A. Sự ra đời của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
B. Mĩ làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đưa tay sai mới lên cầm quyền.
C. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam.
D. Buộc Mĩ phải "Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược miền Nam.

Câu 21. Kết quả nào sau đây không phải là kết quả của phong trào “Đồng Khởi” đạt được?

A. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20.12.1960).

B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.

C. Mĩ làm cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đưa tay sai mới lên cầm quyền (1.11.1963).

D. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam.

Câu 22. “Đội quân tóc dài” ra đời trong cuộc đấu tranh chống chiến lược

A. “Chiến tranh đơn phương”

B. “Chiến tranh đặc biệt”

C. “Chiến tranh cục bộ”.

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 23. Với thắng lợi phong trào Đồng Khởi, đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh”

B. “Chiến tranh cục bộ”

C. “Chiến tranh đơn phương”

D. “Chiến tranh đặc biệt”

Câu 24. Phong trào đấu tranh chính trị mở miền Nam trong những năm 1954-1960 đã

A. làm suy yếu hệ thống chính quyền địch ở đô thị.

B. tập hợp nhân dân trong một mặt trận chống Mĩ - Diệm rộng lớn.

C. bước đầu làm thất bại âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Làm thất bại chính sách “tố cộng”, ‘diệt cộng” của Mĩ - Diệm

Câu 25. Ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là gì?

A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.

B. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.

C. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.

D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.

Câu 26. Hiểu như thế nào về “Ấp chiến lược”?

A. Là nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.

B. Là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân.

C. Là một mô hình xây dựng kinh tế - xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.

D. Là một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ - tư sản hóa ở miền Nam phát triển, làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.

Câu 27. Trong “Chiến tranh đặc biệt”, “bình định” miền Nam trong vòng 2 năm là mục tiêu kế hoạch nào của Mỹ?

A. Giôn-xơn Mác-na-ma-ra.

B. Bình định toàn miền Nam.

C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.

D. Sta- lây - Tay-lo.

Câu 28. Trong “Chiến tranh đặc biệt”, “bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng là mục tiêu kế hoạch nào của Mỹ?

A. Bình định toàn miền Nam.

B. Sta- lây - Tay-lo

C. Giôn-xơn - Mác-na-ma-ra.

D. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”

Câu 29. Âm mưu cơ bản của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì? (Âm mưu thâm độc nhất của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?)

A. Dồn dân vào ấp chiến lược.

B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Bình định miền Nam.

D. Mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Câu 30. Yếu tố được xem là “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Ấp chiến lược

B. Ngụy quân.

C. Ngụy quyền

D. Đô thị (hậu cứ)

Câu 31. Chiến thuật được sử dụng trong “chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng.

B. “Bình định” toàn bộ miền Nam.

C. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

D. Dồn dân, lập “ấp chiến lược”

Câu 32. Những cơ sở để Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. ấp chiến lược

B. lực lượng ngụy quân, ngụy quyền.

C. lực lượng cố vấn Mĩ.

D. ấp chiến lược và ngụy quân, ngụy quyền.

Câu 33. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)

2. Phong trào "Đồng khởi".

3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 4, 2, 3.

C. 1, 3, 2, 4.

D. 2, 1, 4, 3.

Câu 34. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm?

A. Do Mĩ giật dây tướng Dương Văn Minh

B. Do nội bộ chính quyền Sài Gòn mâu thuẩn.

C. Do chính quyền Sài Gòn đã suy yếu.

D. Do phong trào đấu tranh thắng lợi vang dội của nhân dân ta trên tất cả các mặt trận.

Câu 35. Tình hình miền Nam sau đảo chính ngày 01/01/1963 là

A. Mĩ kịp thời đưa Dương Văn Minh lên thay và nhanh chóng ổn định tình hình

B. Phong trào cách mạng miền Nam tạm thời lắng xuống

C. Mĩ buộc phải áp dụng chiến lược chiến tranh mới, huy động số lượng lớn quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam để giúp chính quyền Sài Gòn đứng vững,

D. Chính quyền Sài Gòn từ đây lâm vào khủng hoảng triền miên vô phương cứu chữa.

Câu 36. Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ba Gia (Quãng Ngãi).

B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

C. Đồng Xoài (Bình Phước).

D. Bình Giã (Bà Rịa).

Câu 37. Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc là gì?

A. Là chiến thắng quan trọng buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” chiến tranh trở lại.

B. Là chiến thắng quan trọng đánh dấu sự phá sản của “chiến tranh đặc biệt”, buộc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

C. Chiến thắng này đã đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang miền Nam, đánh dấu sự phá sản bước đầu của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của đế quốc Mĩ.

D. Là cuộc đọ sức đầu tiên, thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam với quân viễn chinh Mĩ.

Câu 38. Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc

B. Chiến thắng Bình Giã

C. Chiến thắng Đồng Xoài

D. Chiến thắng Ba Gia

Câu 39. Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông-xuân 1964-1965 là:

A. Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.

B. Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

D. Thắng lợi quân sự lớn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.

Câu 40. Tại sao đến năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.

B. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.

C. Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh Việt Nam.

D. Mĩ lo ngại ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 41. “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh gì?

A. Thực dân kiểu cũ

B. Thực dân kiểu mới

C. Chiến tranh kinh tế

D. Chiến tranh ngoại giao.

Câu 42. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thực hiện ngay sau khi chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam thất bại?

A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

B. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”.

C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. Chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Câu 43. Ưu thế về quân sự trong “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là gì?

A. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.

B. Nhiều xe tăng.

C. Quân số đông, vũ khí hiện đại

D. Nhiều máy bay.

Câu 44. Quân đội nước nào từng tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam?

A. Quân đội Malaixia

B. Quân đội Hàn Quốc

C. Quân đội Singapo

D. Quân đội Inđônêxia.

Câu 45. Cuộc hành quân “tìm diệt” vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) mang tên

A. “Ánh sáng sao”

B. “Xê-đa-phôn”

C. “Lam Sơn 719”

D. “Át tơn bo rơ ”

Câu 46. Để hỗ trợ cho cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ đã thực hiện thủ đoạn.

A. tổ chức hoạt động phá hoại ở Campuchia.

B. tiến hành các cuộc hành quân xâm lược Lào.

C. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. tổ chức cuộc hành quân xâm lược Đông Dương.

Câu 47. Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 -1966 của Mĩ nhằm vào hướng chính nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Liên khu V.

C. Liên khu V và Tây Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Câu 48. Ý nào sau đây phản ánh không đúng điểm giống nhau giữa “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt”?

A. Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất, giành dân.

B. Đều là những hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ

C. Đều phối hợp hoạt động quân sự với chính trị, ngoại giao.

D. Đều do Mĩ chỉ huy, sử dụng phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Câu 49. Trong “Chiến tranh cục bộ”, lực lượng nào đóng vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng (Điểm khác biệt với “chiến tranh đặc biệt”)

A. Quân đội Mĩ và Đồng minh Mĩ.

B. Quân đội Mĩ và quân đội ngụy.

C. Quân đội Mĩ.

D. Quân đội ngụy.

Câu 50. Cùng việc thực hiện “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đế quốc Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu?

A. Mở rộng chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương

B. Mở rộng chiến tranh sang Campuchia.

C. Mở rộng chiến tranh sang Lào

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc

Câu 51. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18/8/1965 chứng tỏ điều gì?

A. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

B. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

C. Quân viễn chinh Mĩ mất khả năng chiến đấu.

D. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.

Câu 52. Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”?

A. Chiến thắng Vạn Tường.

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Bình Giã.

D. Chiến thắng Ba Gia

Câu 53. Mĩ dựng lên sự kiện nào để lấy cớ đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân?

A. Sự kiện Mĩ thất bại ở trận Vạn Tường.

B. “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”.

C. Quân giải phóng Tổng tiến công xuân Mậu Thân.

D. Sự kiện thất bại trong 2 mùa khô 1965-1966, 1966-1967.

Câu 54. Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?

A. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

B. Bảo vệ miền Bắc.

C. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, miền Bắc tiếp tục làm nghĩa vụ hậu phương lớn.

Câu 55. Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ có tác dụng như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Buộc Mĩ phải chấp nhận ký hiệp định Pa-ri.

B. Buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Pa-ri.

C. Khẳng định quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta, góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của giặc Mĩ.

D. Buộc Mĩ phải rút quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu về nước.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Việt Nam từ 1954 đến 1975, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử 12

    Xem thêm