Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì giải quyết ra sao?

Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì giải quyết ra sao?

Những ngày qua, nhiều bạn đọc thắc mắc: Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì giải quyết ra sao? Mời các bạn tham khảo bài viết.

Chưa tham gia đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có được hưởng lương hưu không? Cách tính lương hưu và độ tuổi nghỉ hưu cùng các vấn đề, vướng mắc liên quan sẽ được giải đáp cụ thể như sau:

Câu hỏi: Anh tôi sinh tháng 11/1960, hiện đang là chủ tịch mặt trận xã, tới nay đã đóng BHXH được 14 năm. Vào tháng 02/2019 đại hội mặt trận xã nhiệm kỳ 2019 - 2024 thì anh tôi không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.

Trường hợp của anh tôi có được giải quyết nghỉ chờ hưu theo nghị định 26/2015/nđ-cp hay không? Nếu không được thì giải quyết ra sao? Chế độ BHXH anh tôi được hưởng như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu như sau :

- Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được thực hiện các chế độ, chính sách như sau:

- Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có).

- Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng tại Khoản 1 Điều này thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, nếu anh bạn đã đóng 14 năm BHXH, nếu có yêu cầu thì anh bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 do chưa tham gia đủ số năm đóng BHXH.

"Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội"

Để được hưởng lương hưu anh bạn thể chọn đóng thêm 6 năm BHXH tự nguyện hoặc BHXH bắt buộc để đủ 20 năm tham gia BHXH để đủ điều kiện nhận lương hưu.

Cụ thể, Tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện quy định như sau:

Về phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 3 tháng một lần;

c) Đóng 6 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 điều này cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm e, khoản 1 điều này.

Về mức đóng, hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

>>> Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu từ 2021 dành cho mọi người lao động

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì giải quyết ra sao? Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Đánh giá bài viết
1 2.334
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm