Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Hadrong Thảo Văn học

Em hãy giới thiệu về truyền thống của quê em

Em hãy giới thiệu cho cô và các bạn biết về những truyền thống của quê hương em (lễ hội trang phục truyền thống cảnh đẹp)

4
4 Câu trả lời
  • Tuấn Anh
    Tuấn Anh

    giới thiệu về một số truyền thống của quê hương mà em biết

    0 Trả lời 15:48 12/09
    • Khang Anh
      Khang Anh

      Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

      Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

      Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

      Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

      Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

      Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

      Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

      0 Trả lời 04/03/23
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        Nam Định vẫn được biết đến là mảnh đất dưỡng nuôi, chắp cánh, tạo nền tảng cho những bậc hiếu học hiền tài, đã góp nhiều danh công cho đất nước. Nhưng bên cạnh đó, Nam Định còn mang nét bản sắc khu biệt, đậm dấu ấn của không gian văn hóa truyền thống, điều mà người dân Nam Định vô cùng tự hào khi giới thiệu miền đất này với các bạn bè du khách thập phương, đặc biệt trong cái nôi văn hóa lịch sử đấy thì linh hồn của nó không thể không nhắc đến Phủ Dầy. Phủ Dầy là nơi thờ Đức Thánh Mẫu, các đền thờ, phủ ở Phủ Dầy được thiết kế gắn với cuộc đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đến với hội Phủ Dầy, trước hết, bạn sẽ cảm nhận được sự trang nghiêm, thiêng liêng của nơi đất thiêng, bởi hương khói nghi ngút, bởi sự thành tâm và những nghi thức trang trọng mà những người con thập phương hướng về nơi đây. Nhưng nét độc đáo của hội Phủ Dầy, là nó mang giá trị văn hóa truyền thống của riêng vùng quê Nam Định, một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống văn hóa, giàu tín ngưỡng thiêng liêng cho cội nguồn lịch sử vùng miền. Các nghi lễ rước thánh mẫu về đền được chuẩn bị vô cùng công phu, thậm chí được chuẩn bị lên kế hoạch từ cả gần một năm trước khi lễ hội diễn ra, chính vì thế nếu bạn về thăm miền quê hội Phủ Dầy sẽ cảm thấy choáng ngợp và tự hào về những gì người dân nơi đây thành kính dâng lên Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

        Bên cạnh phần dâng lễ, dâng hương để tỏ lòng thành kính, cũng như niềm khắc cốt khắc tâm của những đứa con xứ sở đối với Thánh Mẫu. Thì những người đến tham quan lễ hội Phủ Dầy còn được chứng kiến một công trình tuyệt tác là ngôi tháp 13 tầng, mỗi tầng được trang trí trạm trổ bằng những họa tiết hoa văn mắt phượng, rồi hình ảnh mắt phật và đôi bàn tay cứu độ chúng sinh của Phật Tử, đó là ngôi tháp mới được xây dựng, mỗi bước đặt chân đến thăm quan bạn sẽ cảm nhận được sự bề thế, uy nghiêm thậm chí bị choáng ngợp bởi công trình kiến trúc tinh xảo, giàu sự công phu và con mắt nghệ thuật độc đáo của những người nghệ sĩ tài hoa. Đó cũng chính là điểm nhấn tinh xảo đầy vừa mang âm hưởng thiêng liêng vừa tạo cảm giác không gian triển lãm nghệ thuật của công trình này, cũng là điểm nhấn, nét cuốn hút nhiều du khách đến để tham quan, trải nghiệm cảm giác leo bậc thang thiêng liêng của tòa tháp này.

        Tiếp đến, nếu là một vị khách ưa những trò chơi thú vị, hấp dẫn, và không khí sôi nổi thì hội Phủ Dầy chính là một địa điểm để bạn cảm nhận được sự kì diệu đó. Những trò chơi dân gian truyền thống, những gian hàng bán các tranh dân gian đông hồ, bán các loại tranh gỗ, tranh cỗ, những giàn hoa đẹp mắt, nghệ thuật, rồi cả những đoàn người hối hả nối đuôi nhau trên các đỉnh núi để cùng cắm trại sẽ khiến bạn cảm thấy rạo rực, tươi vui và ngay lập tức muốn hòa nhập vào không gian nơi đây. Nam Định là mảnh đất với những trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm về những lễ hội thu nhỏ ngay trong tâm hồn yêu mến nguồn cội văn hóa thiêng từ ngàn xưa, do đó, nếu đến đây bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được nét riêng, nét độc đáo trước vẻ đẹp văn hóa và tâm hồn của con người nơi đây.

        Mỗi mảnh đất đều đằm trong nó hơi thở và điệu hồn văn hóa riêng, với Nam Định, tôi cho rằng lễ hội Phủ Dầy cũng là điệu hồn riêng mang hơi thở sức sống văn hóa của người dân Nam Định, xứng đáng là một trong những mảnh đất được yêu mến bởi du khách thập phương.

        0 Trả lời 04/03/23
        • Quỳnh Trâm
          0 Trả lời 04/03/23

          Văn học

          Xem thêm