Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em ở Việt Nam

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bài tập 1: Thế nào là di sản văn hoá vật thể? Nêu ví dụ?

Trả lời

Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Ví dụ:

  • Khu di tích Hoàng thành Thăng Long
  • Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
  • Vịnh Hạ Long
  • Hồ Gươm - Hà Nội

Bài tập 2: Thế nào là di sản văn hoá phi vật thể?

Trả lời

Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học , được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

Bài tập 3: Hãy kể tên một số di sản văn hoá ở nước ta đã được thế giới công nhận là di sản thế giới?

Trả lời

  • Nghệ thuật hát Chèo (Thái Bình)
  • Cồng chiêng - Tây Nguyên
  • Ca trù
  • Dân ca Quan họ (Bắc Ninh)
  • Vịnh Hạ Long
  • Phố Cổ Hội An.

Bài tập 4: Di sản văn hoá có ý nghĩa gì đối với đất nước, dân tộc?

Trả lời

Di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

Bài tập 5: Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ di sản văn hoá?

Trả lời

Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

Nghiêm cấm các hành vi:

  • Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
  • Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
  • Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật….

Bài tập 6: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất dưới đây.

Di sản văn hoá gồm:

  1. Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh
  2. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
  3. Lễ hội, làn điệu dân ca truyền thống, trang phục truyền thống dân tộc
  4. Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể

Bài tập 7: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào là góp phần bảo vệ di sản văn hoá?

  1. Đi tham quan di tích lịch sử - văn hoá, nhưng hay chê bai.
  2. Ca ngợi di tích lịch sử - văn hoá, nhưng không tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá.
  3. Không bao giờ vứt rác, giấy ở những nơi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh.
  4. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
  5. Tham gia các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá.

Bài tập 8: Những hành vi nào sau đây là thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?

A. Cất giấu cẩn thận cổ vật tìm được trong vườn nhà mình.

B. Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh.

C. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích.

D. Tự tiện buôn bán cổ vật quốc gia

E. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.

G. Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Bài tập 9: Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng?

I

II

A. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,

1. và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm

2. bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

C. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm

3. được lưu giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

4. có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.

Trả lời

Câu 6: D

Câu 7: C, D, E

Câu 8:

Thực hiện đúng: B, E, G

Vi phạm: A, C, D

Câu 9: 3 - A; 4-B; 1 - C

Bài tập 10: Khi đào móng để làm nhà mình, ông An tìm thấy một bộ ấm chén cổ rất đẹp. Ông rửa sạch sẽ bộ ấm chén và cất vào trong buồng nhà mình. Biết tin, ông Phó Chủ tịch phụ trách văn xã đến hỏi chuyện và yêu cầu ông An giao bộ ấm chén này cho xã để nộp lên huyện. Ông An nhất định không nộp vì cho rằng, bộ ấm chén cổ này được tìm thấy trong vườn nhà ông thì nó là tài sản của gia đình ông, không ai có quyền xâm phạm tới.

Câu hỏi:

1/ Ông An có nghĩa vụ phải nộp bộ ấm chén cổ cho? Ủy ban nhân dân xã không? Vì sao?

2/ Nếu không nộp thì ông An có vi phạm pháp luật không?

Trả lời

1/ Tuy bộ ấm chén cổ được đào và tìm thấy trong vườn nhà ông An nhưng ông An không có quyền cất giữ mà phải giao nộp ngay cho Uỷ ban nhân dân xã.

2/ Không nộp là vi phạm pháp luật.

Bài tập 11: Tại Diễn đàn về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, có hai loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải giữ gìn tất cả mọi di sản văn hoá vật thể theo đúng quy định của pháp luật; Loại ý kiến thứ hai thì lại cho rằng, trong số các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì không cần phải bảo vệ, vì những thứ này không mang lại lợi ích kinh tế.

Câu hỏi:

Em đồng ý với loại ý kiến nào trên đây? Vì sao?

Trả lời

Cần phải giữ gìn, bảo vệ tất cả các di sản văn hoá vật thể mà pháp luật đã quy định, không phân biệt loại nào.

Bài tập 12: Trong buổi diễn đàn về ca nhạc, có nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các bài hát mới, hiện đại phù hợp với lớp trẻ ngày nay, cần phải giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Việt Nam, như dân ca Quan họ Bắc Ninh, dân ca Trung Bộ, dân ca Nam Bộ,... coi đó là di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. Thế nhưng, cũng có mấy ý kiến cho rằng trong thời buổi hiện đại này không cần thiết phải giữ gìn mãi các bài hát dân ca ấy nữa, vì chúng không còn hợp với thời đại.

Câu hỏi:

Em có thể nói gì trong diễn đàn này?

Trả lời

Đã là di sản văn hoá phi vật thể thì đều là tài sản tinh thần của quốc gia, cần phải được giữ gìn, lưu truyền từ đời này qua đời khác và phát huy ở các thế hệ sau. Làm như vậy là giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 7

    Xem thêm