Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 28
Vật lý 12 - Tia X
Các bạn học sinh thân mến! Để giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Vật lý, VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 28, nội dung tài liệu được cập nhật một cách chi tiết và chính xác nhất.
Bài tập SBT Vật lý 12 bài 28
Bài 28.1, 28.2, 28.3, 28.4, 28.5 trang 77 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.1. Hãy chọn phát biểu đúng.
Trong ống Cu-lít-giơ, để tạo một chùm tia X, ta cho một chùm êlectron nhanh bắn vào
A. một chất rắn khó nóng chảy, có nguyên tử lượng lớn.
B. một chất rắn, có nguyên tử lượng bất kì.
C. một chất rắn, hoặc một chất lỏng có nguyên tử lượng lớn.
D. một chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí bất kì.
28.2. Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia X, người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia X?
A. Khả năng đâm 'xuyên.
B. Làm đen kính ảnh.
C. Làm phát quang một số chất.
D. Huỷ diệt tế bào.
28.3. Tia Rơn-ghen có
A. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
B. cùng bản chất với sóng âm.
C. điện tích âm.
D. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
28.4. Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
B. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghén.
28.5. Khi nói về tia y, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia γ không phải là sóng điện từ.
B. Tia γ không mang điện.
C. Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X.
D. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
Đáp án:
28.1 A
28.2 D
28.3 A
28.4 C
28.5 A
Bài 28.6, 26.7, 26.8, 28.9 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.6. Tia Rơn-ghen (tia X) có
A. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
B. cùng bản chất với sóng âm.
C. điện tích âm, nên nó không bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. cùng bản chất với tia tử ngoại.
28.7. Chỉ ra ý sai. Người ta sử dụng tia X để
A. chụp ảnh nội tạng (dạ dày, phổi...).
B. tiệt trùng trong nước máy.
C. chữa bệnh còi xương.
D. dò khuyết tật bên trong các vật đúc.
28.8. Tia có bước sóng nào nêu dưới đây là tia X?
A. 5.10-6m.
B. 5.10-8m.
C. 5.10-10m.
D.5.10-12m.
28.9. Chọn ý đúng. Trong các máy "chiếu điện", người ta cho chùm tia X đi qua một tấm nhôm trước khi chiếu vào cơ thể. Mục đích của việc này là
A. lọc tia X cứng đi, chỉ cho tia X mềm chiếu vào cơ thể.
B. lọc tia X mềm đi, chỉ cho tia X cứng chiếu vào cơ thể.
C. làm yếu chùm tia X trước khi chiếu vào cơ thể.
D. lọc các sóng điện từ khác tia X, không cho chiếu vào cơ thể.
Đáp án:
28.6 D
28.7 C
28.8 C
28.9 B
Bài 28.10 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.10. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Cu-lít-giơ là 12 kV. Tính tốc độ của các êlectron đập vào anôt. Bỏ qua tốc độ ban đầu của êlectron khi bật ra khỏi catôt.
Cho biết: Khối lượng và điện tích các êlectron là me = 9,1.10-31 kg: -e = -1,6.10-19 c
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ công thức Wd=1/2mev2=−eUKA
Từ đó suy ra
v=√−2eUKA/me=√2.(−1,6.10−19)(−12000)/9,1.10−31=6,5.107m/s
Bài 28.11 trang 78 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.11. Tốc độ của các êlectron khi đập vào anôt của một ống Cu-lít-giơ là 45 000 km/s. Để tăng tốc độ này thêm 5 000 km/s, phải tăng hiệu điện thế đặt vào ống thêm bao nhiêu?
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ công thức
Wd=1/2mv2=eU
⇒U=mv2/2e=9,1.10−31(4,5.107)2/2.(1,6.10−19)=5800VU+Δ
U=9,1.10−31[(4,5+0,5).107)]2/2.(1,6.10−19)=7100V
⇒ΔU=1300V
Bài 28.12 trang 79 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.12. Một Ống Cu-lít-giơ có công suất trung bình 300 W, hiệu điên thế giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Hãy tính:
a) Cường độ dòng điộn và số êlectron qua ống trong mỗi giây.
b) Tốc độ của các êlectron khi tới anôt. Bỏ qua tốc độ ban đầu của êlectron khi bật ra khỏi catôt.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) I=P/U=300/10000=0,03A=30mA
Số e qua ống mỗi giây: N=I/e=0,031,6.10−19=1,875.107e/s
b) Vận tốc cực đại của e
v=√−2eUKA/me=59,3.107m/s
Bài 28.13 trang 79 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.13. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Cu-lít-giơ bị giảm 2 000 V thì tốc độ của các êlectron tới anôt giảm 5 200 km/s. Hãy tính hiệu điện thế của ống và tốc độ của các êlectron.
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có phương trình
1/2mev2=−eUKA
1/2me(v−Δv)2=−e(UKA−ΔUKA)
v2−2vΔv+(Δv)2=−2eUKA/m+2eΔUKA/m
Do đó
v=Δv2+eΔUKA/mΔv=70,2.106m/s
Hiệu điện thế của ống
UAK=mv2/2e=14kV
Bài 28.14 trang 79 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.14. Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2 000 V thì tốc độ các êlectron tới anôt tăng thêm được 7 000 km/s. Hãy tính tốc độ ban đầu của êlectron và điện áp ban đầu giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có phương trình
1/2mv2=eU;1/2m(v+7.106)2=e(U+2000)
Do đó
m[(v+7.106)2−v2]=2e.2000=4000e
⇒14.106v=654,3.1012⇒v=46,7.106m/s
U=mv2/2e=6200V
Bài 28.15 trang 79 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
28.15. Trong một ống Cu-lít-giơ, tốc độ của êlectron khi tới anôt là 50 000 km/s. Để giảm tốc độ này 8 000 km/s, phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu ống bao nhiêu?
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có
v=50000km/s=5.107m/s
⇒U=mv2/2e=7100V
mà
v′=v−8000=42000km/s=42.106m/s
⇒U′=mv′2/2e=5000V
Vậy phải giảm hiệu điện thế
ΔU=U−U′=2100V
--------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 12 bài 28. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Vật Lí 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.