Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 35
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp)
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 35 trang 135: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
Trả lời:
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
- Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư quyết định đến mạng lưới ngành dịch vụ.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tạo ra hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua.
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng là cơ sở cho sự phát triển và phân bố du lịch.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 35 trang 136: Dựa vào hình 35, hãy nhận xét về sự phân hoá tỉ trọng của các ngành dịch bụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới.
Trả lời:
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng trong cơ cấu GDP của các nước phát triển như Bắc Mĩ, Tây Âu, Thụy Điển, Phần Lan, Nhật Bản, Niu Di-len, CH Nam Phi, Achentina, Pê-ru,...
- Các nước chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP chủ yếu là các nước đang phát triển như châu Phi, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, một số nước thuộc Mĩ La tinh.
Bài 1 trang 137 Địa Lí 10: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội.
Trả lời:
- Dịch vụ là các ngành phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
- Phân loại:
+ Dịch vụ kinh doanh: vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh danh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp,...
+ Dịch vụ tiêu dùng: hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao)...
+ Dịch vụ công: hành chính công, hoạt động đoàn thể.
- Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
+ Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
+ Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
+ Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.
Bài 2 trang 137 Địa Lí 10: Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới.
Trả lời:
- Trong vài chục năm trở lại đây, ở trên thế giới số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng.
- Các nước phát triển: Khoảng trên 80% Hoa Kì... ; hoặc 50 - 79% (Tây Âu, Bắc Mỹ).
- Các nước đang phát triển khoảng 30%: Việt Nam: 23,2% (năm 2003); 43,3% (năm 2014).
Bài 3 trang 137 Địa Lí 10: Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ.
Trả lời:
Bài 4 trang 137 Địa Lí 10: Dựa vào bảng số liệu:
Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên và rút ra nhận xét.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước năm 2004
- Nhận xét:
+ Khách du lịc và doanh thu du lịch của các nước có sự khác nhau.
+ Pháp có khách du lịch đến nhiều nhất, sau đó là Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc, Anh, Mê hi cô.
+ Hoa Kì có doanh thu du lịch cao nhất, sau đó là Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Trung Quốc, Mê hi cô.
+ Pháp có số lượt khách đến nhiều nhất nhưng doanh thu từ du lịch lại thấp hơn Hoa Kì, Hoa Kì có số lượt khách đến không cao nhất nhưng doanh thu lớn nhất.