Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 33
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 31
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 32
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp)
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 33 trang 132: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay tại địa phương.
Trả lời:
- Điểm công nghiệp:
+ Chế biến chè và sữa bò ở Mộc Châu.
+ Chế biến cà phê ở Tây Nguyên.
+ Chế biến gỗ ở Đắc Nông.
- Khu công nghiệp:
+ Khu chế xuất Tân Thuận.
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
+ Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,...
- Vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5: các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Lâm Đồng, Bình Thuận.
+ Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 33 trang 132: Quan sát bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và hình 33, em hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí.
Trả lời:
- Hình phía trên bên trái: điểm công nghiệp.
- Hình phía trên bên phải: khu công nghiệp tập trung.
- Hình phía dưới bên trái: trung tâm công nghiệp.
- Hình phía dưới bên phải: vùng công nghiệp.
Bài 1 trang 132 Địa Lí 10: Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Trả lời:
- Điểm công nghiệp:
+ Đồng nhất với điểm dân cư.
+ Gồm 1 họăc 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu.
+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau.
- Khu công nghiệp tập trung:
+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
+ Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao.
+ Sản xuất các mặt hàng vừa tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu.
- Trung tâm công nghiệp:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, không có ranh giới rõ ràng.
+ Bao gồm nhiều khu công nghiệp và điểm công nghiệp.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt và các xí nghiệp bổ trợ.
- Vùng công nghiệp:
+ Vùng lãnh thổ rộng bao gồm nhiều tỉnh.
+ Có nhiều trung tâm công nghiệp liên hệ với nhau về sản xuất.
+ Có một vài ngành chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa và các ngành bổ trợ.
Bài 2 trang 132 Địa Lí 10: Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?
Trả lời:
Đây là các nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước công nghiệp phát triển, nên đã hình thành các khu công nghiệp tập trung.
Bài 3 trang 132 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm tài liệu về khu vực công nghiệp, khu chế xuất hay trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.
Trả lời:
Học sinh tìm hiểu trên các nguồn tài liệu như sách, báo, tivi, internet về các khu công nghiệp của nước ta.
Ví dụ các điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp sau:
- Điểm công nghiệp:
+ Chế biến chè và sữa bò ở Mộc Châu.
+ Chế biến cà phê ở Tây Nguyên.
+ Chế biến gỗ ở Đắc Nông.
- Khu công nghiệp:
+ Khu chế xuất Tân Thuận.
+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
+ Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh.
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,...