Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 10
Giải SBT Ngữ văn 7 bài 10: Giai điệu đất nước (Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt) có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Giai điệu đất nước (Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt)
Bài tập 1. Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong SGK (tr. 90 – 91) và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó góp phần giúp người đọc hiểu hơn bài thơ như thế nào?
2. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan nào?
3. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những hình ảnh mùa xuân nào? Từ việc chỉ ra những hình ảnh đó, em hãy cho biết bố cục của bài thơ được triển khai ra sao.
4. Em hãy liệt kê những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hòa nhập, được cống hiến cho đời sau.
5. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
6. Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao có thể thay thế bằng từ lao xao được không? Vì sao?
Lời giải
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình. - Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
- Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
2. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác.
3. Có ba hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người
- Bố cục:
+ Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.
+ Khổ 2 và 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.
+ Khổ 4 và 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
+ Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế
4. Những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hòa nhập, được cống hiến cho đời.
- " Ta làm con chim hót
Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
- Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù khi tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
5.
- Các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ: so sánh
- Biện pháp: Làm cho câu văn trở lên sinh động, hấp dẫn, gợi hình.
6. Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao không thể thay thế bằng từ lao xao. Vì nghĩ của hai từ này khác nhau và không hợp với bối cảnh.
Bài tập 2. Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (từ Ta làm con chim hót đến hết) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
2. Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
3. Nhận xét về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ cuối của bài thơ.
4. Bài thơ kết thúc bằng việc nhắc đến những điệu ca Huế. Cách kết thúc ấy, cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ?
5. Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về là sống dâng cho đời của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
6. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và giải nghĩa các từ láy đó
Lời giải
1. Trước sức xuân trong sáng, tinh khôi đang tràn trề khắp mọi nẻo, tâm hồn con người cũng yêu xuân, yêu đất nước, yêu cuộc đời và mong muốn được cống hiến cho đời những điều đẹp đẽ. Ta muốn làm một con chim nhỏ cất tiếng hát líu lo mang âm thanh trong trẻo đến mọi người. Đó là cánh chim tự do giữa bầu trời thanh bình hót tiếng ca hy vọng vào tương lai tươi đẹp. Ta muốn làm một bông hoa thôi, một bông hoa nhẹ nhàng, khoe sắc, điểm hương cho cuộc đời. Bông hoa của vẻ đẹp, của tình yêu, của sức sống. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên quá đỗi bình dị ấy nhưng được tác giả khát khao hòa nhập vào chính mình để điểm tô cuộc đời. Đó là lẽ sống của thương yêu, của khát khao sống và hiến dâng những tinh túy nhất cho cộng đồng, đất nước, dù đó là điều giản dị thôi nhưng chân thành là đủ. Và hòa trong cảm xúc ấy, Thanh Hải lại mong mình là một nốt trầm xao xuyến giữa bản nhạc cuộc đời. Không phải là những âm thanh cao vút, xa xôi, cũng không phải là thứ âm thanh ồn ào, náo nhiệt mà là một nốt trầm dịu nhẹ, an nhiên, âm thầm lặng lẽ hòa trong khúc ca giữa đời sống. Đó là sự cống hiến âm thầm, mong muốn góp phần nhỏ bé của cuộc đời mình vào chỗ công cuộc xây dựng quê hương. Tác giả hòa cái tôi riêng vào cái ta chung như nói lên nỗi lòng của bao người, bao thế hệ đất nước vẫn tình nguyện hiến dâng những vẻ đẹp của tâm hồn và tài năng của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.
- Phép điệp từ: Ta làm
- Tác dụng: Muốn nhấn mạnh khát khao được cống hiến, được sống với tất cả những gì mình có để làm đẹp tươi cuộc sống.
3.
- Cách gieo vần: gieo vần chân
- Ngắt nhịp: 2/3
4. Gợi cho em cảm nhận:
Sau khi bày tỏ rằng bản thân chẳng mong muốn những điều lớn lao mà đơn giản chỉ là “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”, nhà thơ đã cất lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Mỗi lần câu thơ “mùa xuân ta xin hát” vang lên là mỗi lần bao bồi hồi, ước muốn, khao khát của Thanh Hải được tái hiện rõ nét trước mắt độc giả. Trước mùa xuân của đất trời, mùa xuân thắng lợi của Tổ quốc, tác giả muốn cất tiếng ca, muốn hòa mình vào không khí rộn ràng ấy. “Nam ai” và “Nam bình” được nhà thơ nhắc đến ở đây chính là hai điệu dân ca ngọt ngào của Huế mộng mơ còn “phách tiền” là loại nhạc cụ dân tộc dùng để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh và đàn tam thập lục. Đề cập đến những chi tiết này, nhà thơ muốn ca ngợi và thể hiện lòng yêu mến của mình đối với di sản văn hóa phi vật thể của quê hương ông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
5.
Chúng ta có được một cuộc sống ấm êm, tốt đẹp như hiện tại là một ân huệ rất lớn bởi sự hi sinh của những người đi trước. Chính vì thế, chúng ta cần biết ơn những công lao to lớn đó và phải cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển nước nhà. Sự cống hiến là tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi con người làm cho lí tưởng, mục tiêu chung ngày càng tốt đẹp, làm cho tập thể ngày càng đi lên. Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay là việc mỗi người trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh có tinh thần tự giác, ý thức học tập thật tốt, trau dồi bản thân để trở thành một công dân gương mẫu, xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trước hết là cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, sau đó là tiếp cận tới những tiến bộ của thời đại, ra sức cống hiến cho xã hội, luôn trong trạng thái sẵn sàng lao động và chiến đấu vì tương lai của đất nước. Bên cạnh đó còn là việc chúng yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết thành khối sức mạnh. Cống hiến là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn
6.
- Từ láy: xao xuyến
- Nghĩa: Có những tình cảm rung động mạnh và kéo dài không dứt trong lòng: Càng gần lúc chia tay, lòng dạ càng xao xuyến...
Bài tập 3. Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93 – 95) và trả lời các câu hỏi:
1. Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu.
[...] Tôi nằm trên võng mẹ đưa
Có chim cu gáy giữa trưa hạnh nồng
2. Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau: Gió dìu vương xao xuyến bờ tre.
Tiếng ai vút đầu bông lúa chín
3. Hai dòng thơ Những chị, những em má lúm đồng tiền/Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me? 4. Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò... ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...?
5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng:
Tiếng ai vút đầu bông lúa chín Gió dìu vương xao xuyến bờ tre.
6. Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu: "Mẹ đang tắm cho bé"
Lời giải
1. Những hình ảnh miêu tả:
- Âm thanh: leng keng nhạc ngựa, lao xao vườn mía, véo von điệu hát cổ truyền, nghe tre thổi sáo, chim cu gáy giữa trưa, tiếng ai vút đầu bông lúa, gió dìu vương xao xuyến bờ tre.
- Ánh sáng: đốm hải đăng lắt léo đêm đêm, nước trong.
- không gian: mặt trông ra bể, ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát, ao làng,.
2. Tiếng cùng vần: nồng - bông
3. Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. Những chi tiết này cho em cảm nhận con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú
4. Câu hò được dẫn 2 trong bài: Đây là những câu tán gẫu giữa các đôi nam nữ.
“Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”
- Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết đối với quê hương, với những sinh hoạt văn hóa truyền thống quê hương. Chính điệu hò đã góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp, bản sắc của vùng đất này, nên người đi xa khi nhớ về quê hương thường nhớ về những câu hò thân thương
5.
- Biện pháp tu từ: Nhân hoá
- Tác dụng: Làm câu văn trở lên sinh động, hấp dẫn, gợi hình.
6.
- "Tắm" trong "Ao làng trăng tắm, mây bơi" có nghĩa là hình ảnh trắng trên cao in bóng xuống ao làng (nhân hoá)
- " Tắm" trong "Mẹ đang tắm cho bé" đây là nghĩa gốc.
Bài tập 4. Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi:
1. Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?
2. Hãy liệt kê những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ. Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?
3. Hãy nêu cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.
4. Theo em, vì sao tác giả lại viết: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương?
5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn gió / Thổi giữa trời quê hương.
Lời giải
1. Dòng thơ xuất hiện như đang giới thiệu về mảnh đất này, gợi mời cô gái cũng như mọi người về thăm. Qua đó tác giả cũng cho thấy lòng yêu quê hương, tự hào.
2.
- Đại từ xưng hô được sử dụng: Em, Ta
- Ý nghĩa:
+ Em: cách xưng hô trang trọng, thể hiện sự kính trọng
+ Ta: cách xưng hô như đại diện cho một sự lớn lao, trong một cái nhỏ bé.
3. “Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc. Giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở. Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu.
4. Bởi phải có tình yêu chúng ta mới có thể hi sinh một cái gì lớn lao, và muốn bảo vệ nó. Cũng như vậy hai câu thơ đang nói muốn bảo vệ được đất nước đầu tiên ta phải có một lòng nồng nàn yêu nước. Như ông cha ta xưa, để có một đất nước hòa bình như bây giờ, ông cha ta đã hi sinh và cố gắng giành lại chiến thắng cho dân tộc.
5.
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng: làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.
Bài tập 5. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:
Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người – biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)
1. Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi / Mấy năm trời xa cách / Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi / Nghe tiếng trời gầm xa lắc.../ Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?
2. Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ: Ôi cơn mưa quê hương /Đã ru hát hồn ta thuở bé, / Đã thẩm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
3. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào? 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:
Ta yêu quả như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người – biết mấy yêu thương.
5. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương, Em hãy liệt kê những từ ngữ đó.
Lời giải
1. Em hình dung về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa: Không gian hẹp, thời gian trong đêm, tâm trạng của tác giả: buồn, nhớ quê, nhớ nội.
2. Đoạn thơ đã cho người đọc thấy được tình cảm sâu sắc, chân thành mà da diết của tác giả dành cho quê hương. Đó là nỗi nhớ quê hương dạt dào. Hình ảnh quê hương hiện về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình. Tác giả nhớ về quê hương với " những dãy bưởi, những hàng khế ngọt", với " nhãn đầu mùa" với những đồ ăn dân dã " canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung". Và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm với tình yêu thương con sâu sắc. Mẹ là người ân cần. chăm sóc con khi con bị thương, lo lắng cho con hết thảy, mẹ vừa là mẹ vừa là cha. Bất cứ nơi nào có mẹ, đó chính là quê hương gần gũi nhất.
3. Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội.
4.
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng: Làm câu thơ trở lên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.
5. Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương: Xa lắc, chớm hé, thân thiết, thấm nặng, nhớ thương.
Bài tập 6. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 152 – 153)
1. Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội.
2. Tình yêu thương của người mẹ đối với con được thể hiện qua những hình ảnh nào?
3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần / Mai sau con lớn vung chày lún sân?
4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ Tà-ôi?
5. Trong hai dòng thơ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi / Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
6. Hãy chọn và phân tích một vài trường hợp để làm rõ cách sử dụng từ ngữ đặc sắc trong đoạn thơ: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng / Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi / Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối / Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Lời giải
1. Hình ảnh cho thấy ẹ thương anh bộ đội:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Mồ hôi mẹ rơi
Vai mẹ gầy nhấp nhô
2. Tình cảm của người mẹ đối với con mình đó chính là:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
3. Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.
4. Như vậy, bà mẹ Tà Ôi là một người mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ cho chiến đấu của toàn dân tộc. Tình thương con, thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước hòa quyện vào nhau trong tấm lòng của một người mẹ miền núi yêu nước trong những năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ.
5.
- Biện pháp: Liệt kê
- Tác dụng: Phép liệt kê được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu nói đến tình cảm của người mẹ dành cho con, bộ đội và rộng hơn là quê hương.
6. Tiếng ru con "nghiêng" theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em cu Tai cũng "nghiêng" theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ. Má em cũng "nóng hổi" vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ (mồ hôi, má, vai, lưng, tim) được sử dụng rất "đắt" để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên. Tim mẹ dạt dào tình mẫu tử, đã "hát thành lời". Hạt gạo hậu phương là "hạt vàng làng ta” hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa, rất đáng tự hào.
Bài tập 7. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và trả lời các câu hỏi:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2015, tr. 5 – 6)
1. Nhan đề Tổ quốc nhìn từ biển gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
2. Hai dòng thơ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển / Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa đã gợi nhớ đến truyền thuyết dân gian nào? Theo em, việc nhà thơ gợi lại truyền thuyết đó nhằm mục đích gì?
3. Biển đảo Việt Nam được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh nào? Qua
những hình ảnh đó, em cảm nhận được gì về lịch sử của dân tộc?
4. Tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ?
5. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ: Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả / Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.
6. Giải thích nghĩa của cụm từ ngọn sóng trong dòng thơ: Trong hồn người có ngọn sóng nào không. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của cụm từ ngọn sóng trong ngữ cảnh này với cụm từ ngọn sóng trong câu: “Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả.”.
Lời giải
1. Nhan đề "Tổ quốc nhìn từ biển" cũng vậy: ngắn gọn, giản dị, cho người đọc hình dung tổng quát nhất về nội dung của bài thơ - về điểm nhìn mà tác giả chọn - suy ngẫm, tình cảm dành cho Tổ quốc dưới góc nhìn của những con người gắn liền với biển, với đảo, ngày đêm gìn giữ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; gợi mở cho người đọc những sự hào hứng riêng đối với cách tiếp cận mới khi nói về chủ đề tổ quốc; ngoài ra sự tối giản của nhan đề cũng cho thấy một âm hưởng trầm hùng nhất định của bài thơ.
2.
- Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Tác dụng: Gợi nhớ nguồn gốc, cội nguồn của chúng ta.
3. Biển đảo Việt Nam được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh:
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.
=> Qua những hình ảnh đó em thấy được dân tộc Việt Nam có một lịch sử hào hùng, bên cạnh đó là một lòng đoàn kết của dân tộc ta.
4. Tình cảm mà tác giả thể hiện trong bài thơ đó chính là tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quê hương, yêu đất nước. Tự hào với nền lịch sử mà đất nước đã có được.
5.
- Biện pháp tu từ so sánh ở đây chính là: Biển cần lao với áo mẹ bạc sờn.
- Tác dụng: tăng tính biểu đạt cho câu thơ, tăng sức gợi hình gợi cảm.
6. “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”, là ngọn sóng lòng nhắc nhở về chủ quyền biển đảo quốc gia và ý thức bảo vệ chủ quyền ấy cho được toàn vẹn khi nhìn từ biển, nhìn từ thềm lục địa, Tổ quốc đang dậy sóng.
“Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả.”. đây là hình ảnh thực, đang diễn ra.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 11
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 10: Giai điệu đất nước (Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.