Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 19

Với nội dung bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 19: Bài học cuộc sống (Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt) sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7.

Bài: Bài học cuộc sống (Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt)

Bài tập 1. Đọc lại truyện Đẽo cày giữa đường trong SGK (tr. 6 – 7) và trả lời các câu hỏi:

1. Theo em, đối với người thợ mộc, ba trăm quan tiền có không? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy? tiền có phải là số tiền lớn

2. Chi tiết người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ thể hiện điều gì?

3. Vì sao những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày?

4. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

5. Em hãy tìm một thành ngữ có ý nghĩa tương tự thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Lời giải

1. Theo em ba trăm quan tiền là số tiền rất lớn, ít nhất đối với hoàn cảnh của anh thợ mộc. Bởi đó chính là số tiền toàn bộ vốn liếng, tài sản của người thợ mộc.

2. Cho thấy sự quyết tâm làm giàu của anh thợ mộc.

3. Những lời góp ý của người qua đường, không phải người thực sự có nhu cầu mua cày, họ chỉ góp ý cho vui chuyện chứ hoàn toàn không có hiểu biết gì.

4. Đặt câu: "Cậu cứ đẽo cày giữa đường như vậy thì chẳng giải quyết được vấn đề"

5. Câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự: mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật

Bài tập 2. Đọc lại truyện Ếch ngồi đáy giếng trong SGK (tr. 7 – 8) và trả lời các câu hỏi:

1. Những con vật nào được ếch đem so với mình? Sự so sánh đó ảnh hưởng gì đến nhận thức với mình đến nhận thức của ếch?

2. Vì sao ếch mời rùa vào giếng chơi?

3. Biển được rùa miêu tả lớn như thế nào?

4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật ếch. Qua nhân vật này, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

5. Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ này.

Lời giải

1.

- Nhưng con vật mà được ếch so sánh với mình: lăng quăng, cua, nòng nọc.

- Đây là những con vật có kích thước nhỏ hơn ếch, hoặc chúng sẽ là thức ăn của ếch, cho nên ếch vô cùng tự tin và cho rằng không ai bằng mình.

2. Ếch mời rùa vào giếng chơi vì: muốn cho rùa thấy được thế giới mà ếch làm bá chủ suốt thời gian qua.

3. Biển được rùa miêu tả với những đặc điểm ngoài sức tưởng tượng của ếch:

- Biển rộng mênh mông, ngàn dặm cũng chưa nói hết được độ rộng.

- Biển sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn cũng chưa thể nói hết được chiều sâu.

– Lượng nước của biển nhiều đến nỗi chín năm lụt không đủ làm mực nước ở biển tăng lên, bảy năm hạn hán không làm mực nước biển cạn bớt

4. Nhân vật ếch sống trong một không gian hạn hẹp, với vốn hiểu biết ít nhưng đã tự thoả mãn về điều đó. Thông qua nhân vật ếch, tác giả muốn ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp mà lại tự cho mình là tài giỏi, biết nhiều thứ nên tự cao tự đại. Từ bài học của ếch, em cần nhận thấy bản thân phải cố gắng học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ học ở trường mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bản thân mỗi người phải biết tự khắc phục những hạn chế của mình, không ngừng tích lũy thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm, không được chủ quan, không kiêu ngạo.

5. Ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn chế, hoặc chỉ những người có tầm nhìn hạn hẹp, kém hiểu biết nhưng lại tự cao tự đại, luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác.

- Đặt câu: Anh ta là người có hiểu biết cạn hẹp như trong truyện ếch ngồi đáy giếng

Bài tập 3. Đọc lại truyện Con mối và con kiến trong SGK (tr. 8 – 9) và trả lời các câu hỏi:

1. Mối đưa ra lí lẽ gì khi chọn lối sống lười lao động?

2. Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao cửa rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm điều gì?

3. Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là gì?

4. Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,... trong lời thoại cho thấy kiến tập trung quan tâm điều gì?

5. Em có thiện cảm với mối hay kiến? Vì sao? Em có lí lẽ nào để biện hộ cho nhân vật còn lại không? Nếu có thì lí lẽ đó là gì?

6. Theo em, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện? Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, em có thể chọn hai nhân vật nào khác để thay thế kiến và mối? Liệu có sự khác biệt gì khi đổi nhân vật như vậy?

Lời giải

1. Lí lẽ của mối khi chọn lối sống lười lao động là:

- Lao động rất vất vả.

- Người lao động khó nhọc thì gầy mòn, còn người ngồi hưởng thụ an nhàn thì béo tốt

2. Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao cửa rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm: thể hiện

mối tập trung quan tâm đến sự hưởng thụ vật chất của bản thân.

3. Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là:

- Quy luật “có làm thì mới có ăn”, ăn mà không làm thì bao nhiêu của cải rồi cũng hết.

- Sinh tồn là cuộc khó khăn, phải cố gắng chăm chỉ mới được bền lâu.

- Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân, mà còn bởi chăm lo cho tập thể, cho cái chung.

4. Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,… trong lời thoại thể hiện đặc điểm của nhân vật kiến là:

- Biết lo xa, chăm lo cho cuộc sống tốt đẹp bền lâu.

- Không chỉ lo lắng cho bản thân mà còn luôn nghĩ đến tập thể, đến cái chung.

5.

- Nhân vật kiến có hiểu biết, nắm vững quy luật“có làm thì mới có ăn”. Những kẻ chỉ biết hưởng thụ mà không lao động như mối thì của cải dẫu có bao nhiêu cũng sẽ hết.

- Nếu phải biện hộ cho nhân vật còn lại (mối), em thấy rằng mối cũng có lí một phần. Bởi thực tế là không ai mong muốn một cuộc sống vất vả; ai cũng mong muốn được sống an nhàn, ăn ngon, mặc đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ sống hưởng thụ mà không biết lao động, chỉ biết hưởng thụ cho mình mà không có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, đất nước, thì cuộc sống như vậy không chỉ không thể bền lâu, mà còn là cuộc sống vô ích.

6. Tác giả đã căn cứ vào tập tính của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện mà không phải là những con vật khác vì:

- Tập tính của kiến: Kiến sống có kỉ luật, chăm chỉ làm việc, thường tích lũy thức ăn trong tổ để phục vụ cho cả đàn và đề phòng khi không kiếm thức ăn.

- Tập tính của mối: Mối là loài thường đục phá gỗ, lấy gỗ làm thức ăn. Chúng sẽ tấn công, đục khoét cho đến khi phần gỗ bị ruỗng (mục) hết.

Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, có thể chọn hai nhân vật khác để thể hiện. Chẳng hạn, thay cho kiến có thể là ong, thay cho mối có thể là gián. Nhưng loài ong khó mang lại ấn tượng có cơ thể gầy gò. Gian tuy cũng là loài “không chịu lao động mà chỉ biết hưởng thụ” nhưng lại không phá hoại làm sập nhà cửa. Vì vậy, việc chọn mối và kiến làm nhân vật để thể hiện nội dung của truyện là hoàn toàn phù hợp, khó có thể thay thế.

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Thiên nga, cá măng và tôm hùm của I-van Crư-lốp trong SGK (tr. 23 – 24) và trả lời các câu hỏi:

1. Vì sao thiên nga, cá măng và tôm hùm càng gắng sức kéo thì xe càng đứng im?

2. Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?

3. Câu tục ngữ”Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.” có ý nghĩa gì?

4. Đặt một câu có sử dụng cụm từ mỗi người một phách.

Lời giải

1. Vì: Thiên nga, cá măng và tôm hùm đều rất cố gắng, nhưng mỗi con kéo xe theo một hướng nên càng gắng sức kéo thì xe càng đứng im

2. Bài học rút ra từ câu chuyện này là trong một tập thể, mọi thành viên cần có tinh thần đồng lòng nhất trí, thống nhất trong hành động thì mới có thể cùng nhau gặt hái thành công.

3. Câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.” có nghĩa hẹp là vợ chồng hòa hợp trong cuộc sống gia đình, đồng lòng nhất trí thì việc gì cũng có thể làm được, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nghĩa rộng của câu tục ngữ này là: Khi mọi người trong một tập thể đồng tâm nhất trí, thống nhất trong suy nghĩ và hành động thì có thể hoàn thành mọi công việc, dù việc đó có khó khăn bao nhiêu.

4. “Nói chuyện mà cứ mỗi người một phách như thế thì đến bao giờ quyết định được đây!”.

Bài tập 5. Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

(2) Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần

(3) Tháng Tám nắng rám trái bưởi.

(4) Không nước không phân, chuyên cần vô ích.

(5) Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.

(6) Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại.

(Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) – Nguyễn Thuý Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002)

1. Trong các câu tục ngữ trên, câu nào không có các tiếng hiệp vần? Em rút ra nhận xét gì từ điều đó?

2. Nêu một số dấu hiệu về nội dung và hình thức giúp em nhận biết các câu trên đây là tục ngữ.

3. Về nội dung, các câu tục ngữ trên có thể chia làm mấy nhóm?

4. "Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần" – hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?

5. Giải thích ý nghĩa của câu "Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại". Nêu bài học mà em rút ra được từ câu tục ngữ đó.

6. Hãy tìm một câu tục ngữ có nội dung tương tự câu (2) trên đây và nêu những điểm giống nhau giữa chúng.

7. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá ở câu tục ngữ "Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn"

Lời giải

1. Trong các câu tục ngữ đã cho, câu " Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại. không có các tiếng hiệp vần. Từ hiện tượng này, ta có thể rút ra: Trong kho tàng tục ngữ, có những câu không có các tiếng hiệp vần.

2. Một số dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận biết các câu đã cho đều là tục ngữ:

a. Về hình thức: - Các câu thường ngắn. Trong 6 câu, câu ngắn nhất thường có 6 tiếng, câu dài nhất có 14 tiếng.

- Phần lớn các câu đều có những hiệp vần.

- Các câu thường nhịp nhàng, cân đối.

b. Về nội dung: Câu nào cũng chứa đựng kinh nghiệm của người xưa về một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội hoặc tự nhiên.

3. Về nội dung các câu tục ngữ có thể chia làm 3 nhóm.

- Kinh nghiệm về thời tiết

- Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp

- Kinh nghiệm về ứng xử trong đời sống

4. Câu tục ngữ “Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần. có mấy điểm khác với các câu còn lại. Thứ nhất, câu này có số chữ nhiều nhất (14 chữ). Thứ hai, nếu ngắt dòng, câu này sẽ có hình thức là một cặp lục bát:

Nói người chẳng nghĩ đến ta, Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.

5. Ý nghĩa của câu " Sa chân đỡ lại “Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại!” là câu tục ngữ đề cập đến việc nói năng của con người. Đi đường, nếu sa sẩy xuống chỗ trũng, thậm chí bị ngã, người ta vẫn có thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng trong nói năng, lỡ nói điều gì dại dột, sai trái, nhất là động chạm đến người khác, khó mà chữa lại được.

Từ câu này, ta có thể rút ra bài học: luôn cân nhắc cẩn thận khi nói năng. Câu ngạn ngữ “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói!

6. Câu tục ngữ tương tự như: Câu tục ngữ "Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần" khiến ta nghĩ đến một câu tục ngữ khác của Việt Nam:

Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười.

=> Hai câu này có những điểm giống nhau. Thứ nhất, về hình thức, cả hai cầu đều có 14 tiếng và có thể ngắt dòng thành cặp lục bát. Thứ hai, về nội dung, cả hai câu đều muốn nói rằng: Trong cuộc sống, ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Không nên cười nhạo khuyết điểm của người khác, vì chính bản thân ta cũng có thể có những điểm đáng chê cười.

7. Ở câu tục ngữ “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.”, biện pháp tu từ nói quá được sử dụng ở vế cấy dày cóc được ăn. Theo kinh nghiệm của người nông dân, nếu cấy thưa, cây lúa sẽ phát triển mạnh, thân khỏe, cho bông to, hạt mẩy, năng suất cao (thừa thóc); ngược lại, cấy dày, lúa sẽ phát triển kém, thân không khoẻ, bông nhỏ, hạt lép, năng suất thấp (cóc được ăn). Ở đây, các được ăn được hiểu là không được ăn, đối lập với thừa thóc.

Bài tập 6. Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tấc đất tấc vàng.

(2) Con trâu là đầu cơ nghiệp\

(3) Dâu non ngon miệng tằm

(4) Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng.

(5) Đừng tham lợi nhỏ mà bỏ nghĩa lớn.

(6) Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.

(Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) – Nguyễn Thuý Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), Sđd)

1. Liệt kê các cặp vần ở các câu tục ngữ trên và rút ra nhận xét.

2. Hãy phân chia 6 câu tục ngữ trên thành các nhóm dựa trên kinh nghiệm mà tác giả dân gian rút ra được.

3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?

4. Trong các câu tục ngữ trên, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nói quá? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

5. Hãy đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề".

Lời giải

1. Ở 6 câu tục ngữ đã cho có cặp vần sau:

- trâu - đầu

- non - ngon

- mưa - thưa

- nhỏ - bỏ

2. Ta có thể chia 6 câu tục ngữ đã cho thành các nhóm như sau:

– Nhóm 1: Kinh nghiệm về thời tiết (câu 4)

– Nhóm 2: Kinh nghiệm về lao động sản xuất (câu (1), (2), (3)).

– Nhóm 3: Kinh nghiệm về đời sống (câu (5), (6)). -

3. Câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.” có thể hiểu: làm một nghề cho tinh, cho thành thạo thì hơn là biết nhiều nghề nhưng tay nghề không cao.

=> Hiện nay, rất nhiều ngành nghề đòi hỏi nhân lực trình độ cao. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, người học nghề cần được đào tạo bài bản, thực hành chu đáo và không ngừng nâng cao trình độ trong quá trình hành nghề. Muốn vậy, mỗi người nên tập trung học một nghề yêu thích và trau dồi kĩ năng thật tốt, hơn là chạy theo một số nghề mà không đảm bảo trình độ.

4. Trong 6 câu tục ngữ đã cho, chỉ có " tấc đất, tấc vàng sử dụng biện pháp nói quá.

=> Tác dụng: cho người đọc ấn tượng, và mỗi tấc đất đều quá giá như vàng vậy.

5. Đừng thấy người ta làm mà vội chạy theo, một nghề cho chín hơn chín mười nghề, cha ông dạy rồi đấy con ạ. Đó là ví dụ về một câu mà người nói có sử dụng câu tục ngữ "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề".

Bài tập 7. Đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và trả lời các câu hỏi:

Nhân buổi văn khách, năm ông thầy bói (') ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình dáng con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản tượng, xin được xem voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi lại

tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa ấy, các bác ạ. Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn (2)

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc ấy.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà.

Thầy sờ đuôi vội nói:

– Các thầy nói đều không đúng cả. Chính là nó tua tủa như cái chổi sể (3) cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, cuối cùng thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu.

(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 659 – 660)

1. Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói đã lần lượt so sánh con voi với những thứ họ đã biết. Theo em, họ có tự tin về những điều mình nói không? Vì sao?

2. Vì sao không ông thầy bói nào tả đúng con voi mặc dù đã được tiếp xúc với voi thật?

3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

4. Giải thích nghĩa các từ láy sau: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tua tủa.

5. Thầy bói xem voi là một thành ngữ khá phổ biến. Em hãy nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ này.

Lời giải

1. Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói hoàn toàn tự tin về những điều mình nói, vì mỗi ông tiếp cận một bộ phận của con voi, và đã nói trên cơ sở tiếp xúc thực tế ấy. Sự tự tin thể hiện qua lời của các thầy bói: tưởng con voi nó thể nào (tin vào cảm nhận của mình), không phải, đâu có, ai bảo, các thầy nói đều không đúng cả (phủ nhận cảm nhận của người khác).

2. Không ông thầy bói nào tả đúng con voi mặc dù được tiếp xúc với voi thật vì các ông bị khiếm thị. Hạn chế về thị giác không cho phép các thầy bói quan sát toàn bộ con voi, mà chỉ có thể cảm nhận bằng xúc giác (bằng tay) và cố gắng hình dung, tưởng tượng, liên hệ hình dáng con voi với những gì mình đã biết.

3. - Khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét một cách toàn diện. - Không nên mê tín, tin vào bói toán. Khi những ông thầy bói còn không biết con voi có thực trên đời hình dáng như thế nào, thì làm sao có thể biết những điều chưa xảy ra trong thực tế.

4. Giải thích nghĩa các từ láy:

- Sun sun: gợi tả hình dạng co lại, khiến bề mặt bên ngoài nhãn lại thành nếp.

- chần chẵn: gợi tả hình dáng tròn lẳn.

- bè bè: gợi tả hình dáng to và dẹt.

- sừng sững: gợi tả dáng đứng im, to lớn. - tua tủa: gợi tả hình dáng chìa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.

5. Nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ thầy bói xem voi, ví dụ:”Anh cho rằng một bài thơ hay như thế mà chỉ có mỗi ý nghĩa như vậy thì anh đúng là thầy bói xem voi.

Bài 8: Đọc truyện ngụ ngôn Sư tử và chuột và trả lời các câu hỏi:

Với mọi người vui lòng giúp đỡ,

Nhiều khi cần kẻ nhỏ hơn ta

Ngụ ngôn đôi chuyện nêu qua,

Còn bao sự việc thật là đáng tin.

Chúa sơn lâm có sư tử nọ,

Chuột là ngăn lơ ngơ vừa ló ra ngoài

Nhảy vào chân chúa, chao ôi!

Bao dong (1) lượng cả (2), may đời chuột con.

Ơn trời bể chuột còn ghi nhớ,

Có ai ngờ chúa lỡ sa cơ (3)

Lọt trong tấm lưới bất ngờ

Chúa gầm, chúa rống chỉ chờ chết thôi.

Chuột chạy vội đến nơi nguy hiểm

Dùng hàm răng gặm nhấm lưới dày,

Một mắt đứt kéo cả dây.

Thời giờ không tiếc lại dày kiến tâm

Khoẻ gân, cuồng nhiệt sao bằng.

(Nguyễn Đình – Huỳnh Lý dịch, Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr. 47)

1. Vì sao sư tử hùng mạnh chỉ có thể chờ chết khi mắc phải tấm lưới?

2. Sức mạnh nào đã khiến chú chuột nhỏ yếu hơn nhưng lại cứu được sư tử?

3. Vì sao chuột vội đến nơi nguy hiểm để cứu sư tử?

4. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

5. Nêu cảm nhận của em về nhân vật sư tử.

Lời giải

1. Sư tử hùng mạnh chỉ có thể chờ chết khi mắc phải tấm lưới vì sư tử chỉ biết cậy sức vùng vẫy, nên không thể phá được tấm lưới dai bền, có nhiều mắt lưới chắc chắn.

2. Chuột tuy nhỏ yếu hơn nhưng đã cứu được sư tử vì chuột biết sử dụng hàm răng sắc bén để cắn đứt từng sợi của tấm lưới.

3. Nơi đặt cạm bẫy là chốn hiểm nguy. Nhưng vì có lòng quyết tâm trả ơn sư tử,chuột đã không sợ hiểm nguy để cứu sư tử.

4. Em tự rút ra bài học cho bản thân: Mỗi cá nhân có điểm mạnh và điểm yếu riêng, cần tôn trọng và phát huy thế mạnh của mỗi người. – Được nhận ơn rồi trả ơn người đã giúp đỡ mình là một đạo lí tốt đẹp.

5. Sư tử là một loài có thể nói là hùng mạnh và là chúa tể sơn lâm.Tuy nhiên, khi bị mắc bẫy, sư tử đã chỉ cậy vào sức mạnh ấy mà vùng vẫy nên không sao thoát ra được. Sư tử được chuột trả ơn, giúp thoát khỏi lưới bẫy. – Khi ai đó làm việc tốt, sau đó nhận được điều tốt, gặp may mắn, thì đó là một kết thúc có hậu.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 20

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 19: Bài học cuộc sống (Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 15/09/23
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      🤘🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 15/09/23
      • Sư Tử
        Sư Tử

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 15/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 KNTT Tập 2

        Xem thêm