Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 20
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 20: Bài học cuộc sống (Viết) có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Bài học cuộc sống (Viết)
Bài tập 1. Viết đoạn văn (8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lời con kiến nói với con mối (từ Kiến rằng: “Trên địa cầu muôn loài đến Nhà kia đổ xuống đi đời các anh) trong truyện ngụ ngôn Con mối và con kiến của Nam Hương.
Lời giải
Lời của con kiến nói với mối đó là một nhận định đúng, và hết sức thuyết phục. Trong câu chuyện, mối là một người lười biếng không nhấc chấn động tay việc gì, chỉ đục vào chỗ ở đầy đủ mọi thứ và béo trục béo tròn, ngược lại kiến thì làm ăn tìm kiếm khắp ngày" mà có thể vẫn gầy gò. Thái độ mối nói với con kiến, khiến kiến phải đáp lại bằng những lời thẳng thắn, sắc sảo. Thế nên làm việc gì cũng phải có kế hoạch, tính toán lo xa quả là không thừa. Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già. Đừng bao giờ tiêu hết số tiền làm ra mà hãy luôn để lại một khoản dành làm tiền tiết kiệm. Mọi việc diễn biến theo quá trình, bạn nên chủ động làm việc theo kế hoạch vạch ra, không nên chờ đợi đến mùa đông để mua lò sưởi, chờ đến ngày đi rồi mới mua vé máy bay, đến ngày nộp bài rồi mới viết bài, bắt đầu tiết kiệm tiền quá muộn với mục đích chi tiêu... Hãy suy nghĩ về phía trước, đừng chần chừ và nhớ là luôn luôn phải chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.
Bài tập 2: Nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm.". Lập dàn ý cho đề văn trên.
Lời giải
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu tục ngữ, dẫn dắt vấn đề: Khái quát nhận định về câu tục ngữ.
Thân Bài:
- Giải thích câu tục ngữ: " Đói cho sạch rách cho thơm" đây là một câu tục ngữ muốn nói dù có nghèo đói vất vả vẫn phải sống ngay thẳng, không tham lam, ham của cải vật chất của người khác.
- Giá trị đạo đức của câu tục ngữ: là câu tục ngữ mang nhiều giá trị cả vật chất, lẫn tinh thần nhằm giáo dục, khuyên răn con người
- Vì sao phải sống theo câu tục ngữ: Bởi đây là một tính tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.
- Nêu dẫn chứng minh hoạ
- Đây là một câu tục ngữ vô cùng đúng đắn, chúng ta nên làm theo.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề ( ý nghĩa, nội dung,...)
Bài tập 3: Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học trong bài 6. Bài học cuộc sống.
Lời giải
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 21
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 20: Bài học cuộc sống (Viết) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.