Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 31

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 31: Trang sách và cuộc sống (Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt) sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7.

Bài: Trang sách và cuộc sống (Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt)

Bài tập 1. Xây dựng mục tiêu đọc sách và danh mục sách cần của em trong 2 tuần thực hiện dự án Trang sách và cuộc sống.

Lời giải

Mục tiêu đọc sách trong hai tuần:

- Mỗi ngày đọc được 50 phút

- Chọn một quyển sách về tự nhiên - khoa học

- Đọc vào khung giờ: 15 giờ, 20 giờ (đọc vào thứ 2, 4, 6, chủ nhật)

- Một tuần đọc được 1 quyển sách.

- Hai tuần đọc được 2 quyển.

Bài tập 2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Những tấm lòng cao cả cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé có ý nghĩa lớn lao - Tập truyện "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Edmondo de Amicis) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 1886, ngay sau đó được chào đón nồng nhiệt ở Ý. Trải qua những biến động của lịch sử, vượt ra khỏi phạm vi bối cảnh nước Ý cuối thế kỉ XIX, tác phẩm luôn được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới đón nhận và yêu mến. Có thể nói, "Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé, về những chuyện rất bình thường, nhưng sức lay động của tình yêu thương, lòng trung thực, sự chân thành và quả cảm từ những câu chuyện nhỏ lại thật mạnh mẽ.

Em Tập truyện được thể hiện dưới hình thức một cuốn nhật kí của cậu học trò tin lớp 3 – En-ri-cô Bốt-ti-ni (Enrico Bottini). Cốt truyện là chuỗi sự việc xảy ra trong suốt năm học lớp 3 của En-ri-cô và các bạn, gắn với không gian cụ thể của nhà trường, gia đình, thành phố nơi lũ trẻ học tập và sinh sống. Nhưng rộng hơn, đó chính là bối cảnh của nước Ý nửa cuối thế kỉ XIX với nhiều biến động xã hội: cuộc tái thiết đất nước sau khi nước Ý giành được độc lập, những xung đột và mâu thuẫn ngay trong lòng xã hội vì nghèo đói, đông dân và di dân sau chiến tranh,... Tuy nhiên, chính trong bối cảnh đó, khát vọng vun đắp nên một thế hệ mới với tâm hồn trung thực, cao thượng, quả cảm – những tấm lòng cao cả thực sự đã trở thành niềm cảm hứng mãnh liệt của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, thôi thúc ông viết nên thiên truyện như một “thiên trường ca cảm động về nghề dạy học” (Hoàng Thiếu Sơn).

Mười chương của cuốn sách gắn với mười tháng trong năm học của En-ri-cô ở trường và ở nhà cùng với thầy cô, bạn bè và cha mẹ. Mỗi ngày của En-ri-cô đều không thể quên được qua những trang nhật kí ngắn gọn, giản dị. Từng trang nhật kí của cậu học trò lớp 3 như những mảnh ghép nhỏ tạo nên một bức tranh toàn cảnh, gợi ấn tượng sâu sắc và cảm động về từng khoảnh khắc của đời sống lên nỗi nhọc nhằn, thống khổ hằng ngày là tình yêu thương và lòng trung thực En-ri-cô luôn cảm nhận được tình yêu thương hết lòng của thầy cô dành cho học trò, mặc dù việc dạy học cũng vô cùng khó khăn, gian khổ. Ấn tượng về cô giáo lớp 1, về thầy hiệu trưởng, và đặc biệt là thầy chủ nhiệm lớp 3 – thầy Péc-bô-ni (Pecboni) thật sâu đậm trong trái tim cậu bé. Ngay từ những trang nhật kí đầu tiên – ngày khai trường, cùng với niềm vui được lên lớp mới, En-ri-cô đã bắt đầu cảm nhận về nỗi buồn nhớ khi tạm biệt thầy giáo cũ thân thương: “Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: Đó là thầy giáo lớp 2 của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: “Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi phải không En-ri-cô?”. Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Tuy còn là một đứa trẻ, En-ri-cô đã bắt đầu cảm nhận nỗi buồn như một phần của cuộc sống, nhưng chính điều đó đã làm cho cậu học trò lớp 3 trưởng thành hơn: sự trưởng thành trong tình yêu thương và lòng trắc ẩn, cùng với điều ấy, cậu bé biết trân trọng hơn mỗi khoảnh khắc của đời sống, của những kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và gia đình. Bài học đầu tiên mà En-ri-cô và các bạn học được từ thầy chủ nhiệm Péc-bô-ni là bài học của yêu thương, chân thành và lòng trung thực, không chỉ bằng lời nói mà trong mọi hành động, trong cách ứng xử nghiêm khắc mà bao dung của thầy trước lỗi lầm của cậu học trò mới “múa như con rối” ngay sau lưng thầy, khi thầy bận chăm sóc một học sinh có dấu hiệu bị ốm “mặt ửng đỏ và đầy những nốt sưng nhỏ,... Những lời từ trái tim người thầy đã lay động và cảm hóa cả những học trò tưởng tin như cứng đầu nhất: “Thầy không muốn phải phạt một ai. Các con hãy tỏ ra cho thầy thấy là những đứa trẻ chân thành, dũng cảm. Trường học của chúng ta sẽ là một gia đình, và các con sẽ là niềm an ủi và niềm tự hào của thầy”. Ngay sau giờ học ấy, dù thầy Péc-bô-ni không phạt và không yêu cầu cậu học trò “múa như con rối” sau lưng thầy phải xin lỗi, nhưng điều bất ngờ đã xảy ra: Cậu học trò lúc nãy đứng trên ghế làm trò, bước lại gần thầy và hỏi thầy với giọng run run: “Thưa thầy, thầy có tha lỗi cho con không ạ?” Tình yêu thương và lòng trung thực được thể hiện trong những điều nhỏ bé, bình thường nhất, trong cách ứng xử hằng ngày giữa thầy cô và học trò, giữa cha mẹ và con cái, giữa những đứa trẻ với nhau và đặc biệt là cách chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, đau ốm, không nơi nương tựa,... Có nhiều trang nhật kí của En-ri-cô chỉ dành để viết về người đàn bà bán rau quả rong đau ốm trong căn gác xép (ngày 28 tháng 10), cậu bé nạo ống khói (ngày 31 tháng 10), về bác bán than (ngày 7 tháng 11), hoặc về những người nghèo khổ vô gia cư trên phố,... Qua những trang nhật kí ấy,cậu bé lớp 3 hiểu hơn về tình yêu thương và lòng trung thực. Và quan trọng hơn, đó là cách để cậu bé tự hiểu về mình, tự sửa mình và trưởng thành hơn. Đ Với cách thể hiện đó, En-ri-cô vừa là một nhân vật trong tác phẩm, vừa là một người kể chuyện trung thực, giàu lòng trắc ẩn. Dường như không có ai nhân vật chính. En-ri-cô cũng không tự kể về mình nhiều. Mỗi ngày của En-ri-cô trong trang nhật kí là một ngày để học thêm điều mới từ chính những gì bình thường, quen thuộc nhất trong lớp học, ở nhà, trên đường phố, trong ngõ nhỏ trong căn gác xép của những người nghèo sống quanh cậu,... Lối viết từ cách nhìn, cách cảm nhận qua trang nhật kí trong một năm học của cậu học trò lớp 3 En-ri-cô Bốt-ti-ni đã giúp Ét-môn-đô đơ A-mi-xi gửi gắm được những điều cao cả một cách tự nhiên, chân thực và bình dị nhất. Có lẽ, đó cũng là điều tác giả muốn các bạn nhỏ vun đắp hằng ngày: làm những việc nhỏ bé với tình yêu thương lớn lao và tâm hồn cao thượng.

(Nhóm biên soạn)

1. Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả?

2. Tìm một số câu văn cho biết rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Hoàn cảnh này có liên quan như thế nào tới đời sống được thể hiện trong tác phẩm?

3. Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.

4. Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong văn bản này?

Lời giải

1. "Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé, về những chuyện rất bình thường, nhưng sức lay động của tình yêu thương, lòng trung thực, sự chân thành và quả cảm từ những câu chuyện nhỏ lại thật mạnh mẽ.

2.Tập truyện "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Edmondo de Amicis) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 1886, ngay sau đó được chào đón nồng nhiệt ở Ý. Trải qua những biến động của lịch sử, vượt ra khỏi phạm vi bối cảnh nước Ý cuối thế kỉ XIX, tác phẩm luôn được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới đón nhận và yêu mến.

3. Lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm:

- Bên cạnh nội dung và chủ đề của tác phẩm, tác giả còn mang đến cho người đọc những lí lẽ, bằng chứng rất sâu sắc để làm sáng tỏ nội dung nhân văn của tác phẩm

4. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico. Ở đó Enrico đã được tiếp xúc với những cậu bé đủ mọi tính cách như Garone là một người bạn to lớn, hào hiệp, luôn giúp đỡ mọi người, bênh vực kẻ yếu; De Rossi là một chú bé rất thông minh, luôn dẫn đầu lớp nhưng không hề kiêu căng; trong khi đó Votini lại luôn đố kị với De Rossi khiến thầy giáo phải nói với cậu ta rằng "đừng để con rắn ghen tị luồn vào trái tim, đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim." Những người bạn như Precossi, Crossi, Coretti thì sinh ra trong gia đình nghèo nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập và lao động. Ngoài ra còn có những nhân vật có tính cách đặc biệt như Stacdi lầm lì, ít nói, thậm chí bố cậu đã nói với thầy phải rất kiên nhẫn vì con ông "đầu đất", vậy mà cuối cùng Stacdi trở thành một trong những học sinh giỏi nhất lớp; lại còn có tên Franti hư đốn luôn bắt nạt các bạn khác, thậm chí hỗn cả với thầy. Tuyến nhân vật người lớn cũng được xây dựng ở nhiều tính cách như thầy chủ nhiệm thì không bao giờ cười nhưng rất thương yêu học sinh, thầy Coatti dạy lớp 2 thì rất vui tính, bố mẹ Enrico thì luôn chăm sóc con hết mực, dạy cho con nhiều bài học qua những lá thư, trong khi đó bố Precossi thì luôn say rượu và đánh đập con, phải đến khi cậu bé nhận huy chương xuất sắc của lớp ông mới tỉnh ngộ,... Xen kẽ vào cuốn nhật ký của cậu bé Enrico là các truyện đọc hàng tháng (thầy giáo yêu cầu học sinh chép để đọc cho cả lớp), đây là những câu chuyện kể về tấm gương những thiếu niên dũng cảm của nước Ý, có những người hi sinh vì Tổ quốc như cậu bé trinh sát ở Lombardia, có người chết để cứu những người thân thiết như cậu bé ở Roma hay cậu bé người Sicilia, và cả những người có nhiều nghĩa cử cao đẹp,...

Bài tập 3: Sau khi đọc một cuốn sách yêu thích, nếu có cơ hội gửi tới nhà văn một số câu hỏi về tác phẩm, em sẽ đặt những câu hỏi nào? Những câu hỏi nào em có thể dự đoán câu trả lời? Hãy dự đoán câu trả lời.

Lời giải

- Em sẽ hỏi:

+ Viết một cuốn sách thì sẽ viết trong bao lâu

+ Viết về một chủ đề nào đó, thì nên chọn những cuốn sách liên quan để đọc hay không, vì sao?

- Câu 1 em có thể dự đoán: mất tầm 1 năm

Bài tập 4. Viết cảm nhận của em về cuốn sách đã đọc (trong vai một nhà phê bình).

Tham khảo cấu trúc bài viết sau:

Lời giải

Sơ đồ tham khảo là một gợi ý cho em. Tuy nhiên, em có thể xem lại SGK (tr. 104 – 106) phần Đọc cùng nhà phê bình để nắm vững hơn các yêu cầu và cách trình bày một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Cần chú ý:

– Giới thiệu được tên tác phẩm, vấn đề cần bàn luận, hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm.

– Nêu được ý kiến về đặc điểm nội dung của tác phẩm: đề tài, vấn đề đời sống

trong tác phẩm, ý nghĩa, chủ đề.

– Nêu được ý kiến về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm: ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật, hình ảnh,...

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 32

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 31: Trang sách và cuộc sống (Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    😉😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 16/09/23
    • Bông cải nhỏ
      Bông cải nhỏ

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 16/09/23
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 16/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 KNTT Tập 2

        Xem thêm