Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 7 bài 17 - 18: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm - Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 7 bài 17 - 18: Thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước ấm - Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm

2. Kĩ năng:

- Chuẩn bị được dụng cụ và xử lý được hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm đúng kĩ thuật như:

+ Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạt nép,…

+ Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước để xử lý lúa hay ngô.

+ Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu.

- Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

3. Thái độ: Tích cực cùng gia đình xử lý hạt giống như hạt lúa, ngô trước khi ngâm ủ để kích thích tốc độ nảy mầm và góp phần phòng trừ sâu bệnh hại

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực thực hành

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV:

- Kế hoạch bài học, phiếu học tập: Bản mô tả qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm

- Mẫu hạt ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg/1 nhóm, nhiệt kế.

- Tranh vẽ qui trình xử lý hạt giống bằng nước nóng (sgk/42).

2. Chuẩn bị của HS: Ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg/1 nhóm, phích nước nóng, chậu, xô đựng nước, nước sạch, rổ( loại nhỏ), một quả trứng gà, 1kg muối.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Hoạt động khởi động: 5’

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu về quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm.

Phương thức: Hđ cá nhân, HĐ cả lớp

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Dựa vào những kiến thức đã học, kiến thức thực tế suy nghĩ trả lời câu hỏi

? Vì sao cần xử lí hạt giống trước khi gieo? Xử lí hạt giống bằng cách nào? Nêu qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm

- HS Tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

Dự kiến sản phẩm:

- Diệt trừ mầm bệnh, kích thích hạt nảy mầm

- xử lí bằng nhiệt độ và bằng hóa chất

- xử lí bằng nước ấm: Hs trình bày theo ý hiểu của mình

* Báo cáo kết quả

Hs trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: GV: Để giúp các em có được kỹ năng xử lý hạt giống chúng ta cùng làm bài TH

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học, nội quy thực hành và phân công các nhóm làm thực hành, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh...

B. Hoạt động hình thành kĩ năng, luyện tập: 30’

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

1. Mục tiêu: Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ cần thiết cho bài TH.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: tìm hiểu nd phần I (sgk/42) và cho biết để xử lí hạt giống bằng nước ấm các em cần chuẩn bị ntn về vật liệu và dụng cụ?

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Nd phần I – sgk/42

* Báo cáo kết quả

1 HS trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Bổ sung: 1kg muối, 1 quả trứng gà

G: Chốt kiến thức và ghi bảng (chiếu kết quả)

1. Mục tiêu: Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm

2. Phương thức: Hđ cá nhân, HĐ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: GV chiếu các bước thực hành

Câu 1: Nêu qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm? Mô tả các bước trong qui trình đó

Câu 2: Vì sao phải dùng nhiệt ở 540C đối với lúa và 400C đối với ngô mà không để ở nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn?

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Câu 1: 4 bước (sgk/42)

+ Câu 2: ở nhiệt độ này mầm bệnh đã chết, kích thích được hạt nảy mầm, cao hơn thì mầm hạt có thể lại chết, nhỏ hơn thì mầm bệnh không chết.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

GV: Làm mẫu vừa làm vừa giới thiệu bằng lời, kĩ thuật thực hiện từng thao tác

Hs: lắng nghe, quan sát

GV: gọi 2 Hs lên làm thử sau đó nhận xét rút kinh nghiệm

1. Mục tiêu:

- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng qui trình kĩ thuật

- Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, HĐ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: kết quả TH

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: mỗi nhóm xử lý hai loại hạt lúa, ngô theo quy trình.

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: TH theo nhóm đã phân công.

- GV theo dõi kỹ thuật thực hiện của HS và nhắc nhở, giúp đỡ.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs báo cáo lại cách làm và kết quả.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

+ nhận xét kỹ năng thực hiện.

+ Kết quả thực hiện của từng nhóm.

+ Cho điểm nhóm hay cá nhân tuỳ GV.

- GV bổ sung nếu HS còn sai sót, nhắc nhở vệ sinh môi trường

I. HD ban đầu

1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

(sgk/42)

2. Qui trình thực hành

- Gồm 4 bước

+ Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng

+ Rửa sạch các hạt chìm

+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.

+ Ngâm hạt trong nước ấm (lúa 54oC)

II. HD thường xuyên

3. Thực hành

C. Hoạt động vận dụng: 7’

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu

Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nước muối, sau đó mới xử lí bằng nhiệt? Có thể lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân: đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV theo dõi

*Báo cáo kết quả:

2 Hs trả lời

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 3’

1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức

2. Phương thức: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs vào vở

Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
  • Gv đánh giá vào tiết học sau

Tiến trình hoạt động

* GV giao nhiệm vụ về nhà cho hs

- Tìm hiểu xem ở gđ, đp em hay xử lí hạt giống bằng cách nào?

- Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ, ngoài cách ngâm hạt trong nước ấm còn cách nào? Mô tả ngắn gọn cách đó?

* Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu

+ Đọc yêu cầu

+ Về nhà suy nghĩ trả lời

- Đọc và xem trước bài: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.

- Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương em

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

  • Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm, xác định tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống.
  • Nắm được công thức tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

2. Kĩ năng:

  • Làm được các công việc xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lý hạt giống bằng nước ấm.

3. Thái độ:

  • Yêu thích, say mê môn học để vận dụng vào thực tế sản xuất.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Bảo vệ môi trường trong trồng trọt an toàn, không làm ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng các biện pháp xử lý hạt giống phù hợp không ảnh hưởng đến sức nảy mầm của cây trồng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

  • Mẫu hạt lúa, ngô.
  • Nhiệt kế, chậu nước, giấy lọc, khay, phích đựng nước nóng.

2. Học sinh:

  • Mẫu hạt lúa, ngô.
  • Mẫu bảng kết quả thực hành.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Trước khi đem gieo trồng, hạt giống cần được xử lí để kết quả nảy mầm cao. Vậy, xử lí hạt giống ra sao? Làm sao xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống?

b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

Kiểm tra hạt giống (lúa, ngô) HS chuẩn bị ở nhà.

Tên thực hành

Vật liệu – dụng cụ

Quy trình thực hành

Kết quả thực hành

Xử lí hạt giống bằng nước ấm – Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

- Mẫu hạt lúa, ngô.

- Nhiệt kế, chậu nước, giấy lọc, khay, phích đựng nước nóng.

- Mẫu bảng kết quả thực hành.

- GV thao tác mẫu.

- HS tiến hành thực hành.

c. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành

- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.

Chia nhóm thực hành; Ổn định chỗ ngồi cho nhóm thực hành.

- GV: Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm.

- HS: Đưa bảng tường trình đã kẻ.

Các nhóm thực hành về chỗ.

- HS: Nhận dụng cụ thực hành.

Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành

- GV: Hướng dẫn các thao tác thực hành: Làm mẫu các bước thực hành khi xử lí hạt giống bằng nước ấm; xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm củ hạt giống.

- GV: Nêu một số lưu ý khi HS thực hành để kết quả được chính xác và thành công.

- HS: Theo dõi các thao tác hướng dẫn của GV và ghi nhớ các thao tác đó để vận dụng vào bài thực hành của nhóm mình.

- HS: Nghe và ghi nhớ các lưu ý của GV.

Hoạt động 3. Thực hành

- GV: Chia nhóm HS và phân công khu vực thực hành.

- GV: Theo dõi các nhóm thực hành, chỉnh sửa và uốn nắn những thao tác sai, giúp HS làm đúng các thao tác thực hành.

- HS: Thực hiện phân công theo yêu cầu của GV.

Bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cho từng thành viên của nhóm.

- HS: Tiến hành thực hành theo nhóm đã phân công.

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành

- GV: Đánh giá tiết học, chấm điểm cho các nhóm.

Rút kinh nghiệm về sự chuẩn bị của HS.

- GV: Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành và yêu cầu các nhóm tích cực trong những bài tiếp theo

-GV: Hướng dẫn công thức tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

- HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm cho tiết tiếp theo.

- HS: Lắng nghe.

- HS: Theo dõi và ghi chép lại cách tính toán.

3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành:

  • HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành.
  • Hoàn chỉnh và nộp lại kết quả thực hành.

4. Nhận xét - Dặn dò:

  • Yêu cầu HS về nhà tiếp tục theo dõi kết quả thực hành của nhóm mình và tính tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống. Sau đó nộp kết quả cho GV kiểm tra và chấm điểm.
  • Dặn các em về nhà chuẩn bị bài mới: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 17 - 18: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm - Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 7

    Xem thêm