Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 13
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết sẽ là giáo án lớp 4 hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Mong rằng với mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 4, giáo viên và các em học sinh sẽ có những tiết học thú vị và hấp dẫn hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 12: Nhà Trần thành lập
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bài: Nhà Trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
- Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đế cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mính trông coi việc đắp đê.
II. Chuẩn bị:
- Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần.
- Bản đồ tự nhiên VN.
- PHT của HS.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Ổn định: GV cho HS hát. 2. KTBC: HS đọc bài: Nhà Trần thành lập. + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? GV: Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay là bài“Nhà Trần và việc đắp đê”. b. Phát triển bài: Ø Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt. *Hoạt động nhóm: GV phát PHT cho HS. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông. + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. - GV nhận xét về lời kể của một số em. - GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. *Hoạt động cả lớp: - GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. - GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê ; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. Ø Kết quả đắp đê của nhà Trần. *Hoạt động nhóm đôi: - GV cho HS đọc SGK - GV đặt câu hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? - GV nhận xét, kết luận: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì? 4. Củng cố: - Cho HS đọc bài học trong SGK. - Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp? - Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và xem trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên”. - Nhận xét tiết học. | - Cả lớp hát. - 3 HS kiểm tra và đọc bài. - HS khác nhận xét. - Cảnh mọi người đang đắp đê. - HS nhắc lại. - HS cả lớp thảo luận. - Vài HS kể. - HS nhận xét và kết luận. - HS tìm các sự kiện có trong bài. - HS lên viết các sự kiện lên bảng. - HS khác nhận xét,bổ sung. HS đọc. - HS thảo luận và trả lời: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. - HS khác nhận xét. - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Cả lớp nhận xét. - HS cả lớp. |