Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 16: Chiến thắng Chi Lăng
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 16
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 16: Chiến thắng Chi Lăng được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết sẽ là giáo án lớp 4 hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Mong rằng với mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 4, giáo viên và các em học sinh sẽ có những tiết học thú vị và hấp dẫn hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 15: Nước ta cuối thời Trần
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Bài: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
- Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Diễn biến trận Chi Lăng: quân định do Liểu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh địch vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
- Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê thành lập:
- Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lơi trả gươm cho Rùa thần,…).
* HS khá, giỏi:
Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng; Ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to.
- Phiếu học tập của HS.
- GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. Ổn định: - Y/C lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV Y/C HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài “Nước ta cuối thời Trần.” - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu. - GV ghi tựa b. Giảng bài: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: - GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: SGV/39 * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trận Chi Lăng trong SGK/45 và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng. - Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta? - Hai bên thung lũng là gì? - Lòng thung lũng có gì đặc biệt? - Theo em với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch? - GV nhận xét , kết luận. * Hoạt động 3: Làm việc nhóm 6 - Y/C HS thảo luận nhóm theo nội dung sau: + Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào? + Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta? + Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao? + Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào? - GV cho HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng. - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp: - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận + Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào? + Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao? - GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK. 4. Củng cố: - GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi. - Cho HS đọc bài ở trong khung. 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”. - Nhận xét tiết học. | - Cả lớp hát - 2 HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS nhắc lại - HS cả lớp lắng nghe. - HS quan sát đọc thông tin và trả lời - Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày. - HS cả lớp thảo luận và trả lời. - Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại. - HS kể. - 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS cả lớp. |