Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 7

Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết sẽ là giáo án lớp 4 hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Mong rằng với mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 4, giáo viên và các em học sinh sẽ có những tiết học thú vị và hấp dẫn hơn.

Bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

I. Mục tiêu:

  • Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
    • Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước
    • Đinh Bộ Lĩnh đã tập họp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
  • Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ờ vùng Hoa Lư, Ninh Bình, một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân

II. Chuẩn bị:

  • Hình trong SGK phóng to.
  • PHT của HS.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC: Ôn tập.

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dân tộc?

- Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dân tộc?

- GV nhận xét. Đánh giá

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.

b. Phát triển bài:

GV dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập.

*Hoạt động cá nhân:

- GV cho HS đọc SGK

- GV nhận xét kết luận: triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng,đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài bờ cõi).

*Hoạt động cả lớp:

- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ĐBL sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ĐBL đã tỏ ra có chí lớn.

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?

- GV cho HS thảo luận và thống nhất: Lớn lên gặp buổi loạn lạc, ĐBL đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn.

+ Sau khi thống nhất đất nước ĐBL đã làm gì?

GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ĐBL lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình.

GV giải thích các từ:

+ Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa.

+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn.

+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh.

* Hoạt động nhóm:

- GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu:

Các mặt

Thời gian

Trước khi thống nhất

Sau khi thống nhất

Đất nước

Bị chia thành 12 vùng

Đất nước quy về một mối

Triều đình

Lục đục

Được tổ chức lại quy cũ

Đời sống của nhân dân

Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích.

Đồng ruộng trở lại xanh tươi, khắp nơi chùa tháp được xây dựng.

- GV nhận xét và kết luận.

4. Củng cố:

- GV cho HS đọc bài học trong SGK.

- Hỏi: Nếu có dịp được về thăm kinh đô Hoa Lư em sẽ nhớ đến ai? Vì sao?

5. Dặn dò:

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất”.

- Nhận xét tiết học.

- Hát vui.

- 2 HS trả lời.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nhắc lại

- HS đọc.

- HS trả lời.

- HS thảo luận và thống nhất.

- HS thảo luận và thống nhất.

- Các nhóm thảo luận và lập thành bảng.

- Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

3 HS đọc.

- HS trả lời.

- HS cả lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Dong Le
    Dong Le Hi
    Thích Phản hồi 01/11/20
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Lịch sử 4

    Xem thêm