Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tập đọc lớp 5 bài 51

Giáo án Tập đọc lớp 5

Giáo án Tập đọc lớp 5 bài 51: Tranh làng Hồ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

2. Kĩ năng: Hiểu ý chính: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đãsáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

  • Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm.
  • Học sinh: SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (4 phút):

- KTBC: Gọi HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, cho điểm.

- GTB: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS giỏi đọc bài.

- GV treo tranh lên bảng.

- Chia bài văn thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến tươi vui.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến gà mái mẹ.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- GV khen những em đọc đúng kết hợp sửa lỗi cho những em đọc còn phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp.

- GV yêu cầu HS đọc lượt thứ 2 đồng thời nêu phần Chú giải SGK.

- GV yêu cầu HS đọc theo cặp 2 vòng.

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết trả lời các câu hỏi SGK để hiểu nội dung của bài.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đọc và hiểu nội dung của bài:

+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?

+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

+ Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá đối với tranh làng Hồ?

c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết đọc với giọng trang vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

* Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc.

- GV dùng bảng phụ viết sẵn đoạn 1.

- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.

- GV tuyên dương những em đọc hay nhất.

3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút

- Nhận xét tiết học.

- Về đọc lại bài nhiều lần.

- Chuẩn bị bài Đất nước.

HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.

- HS khá giỏi đọc cả bài.

- HS quan sát tranh minh họa bài văn.

- HS lấy viết làm dấu các đoạn của bài.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.

- HS đọc từng đoạn nối tiếp.

- HS nêu mục Chú giải SGK.

- HS đọc theo cặp

-2 em đọc cả bài.

- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn để trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừ, tranh tố nữ.

+ Màu đen luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp.

+ Rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc.

- 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- Một vài HS thi luyện đọc hay trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tập đọc 5

    Xem thêm