Giáo án môn Tập đọc lớp 5 bài 55
Giáo án Tập đọc lớp 5
Giáo án Tập đọc lớp 5 bài 55: Tà áo dài Việt Nam bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần đọc diễn cảm.
- Học sinh: SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (4 phút): - KTBC: Gọi HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm. - GTB: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS giỏi đọc bài. - GV treo tranh lên bảng. - Chia thành 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến hồ thủy. + Đoạn 2: tiếp theo đến vạt phải. + Đoạn 3: tiếp theo đến trẻ trung. + Đoạn 4: phần còn lại. - GV khen những em đọc đúng kết hợp sửa lỗi cho những em đọc còn phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp. - GV yêu cầu HS đọc lượt thứ 2 đồng thời nêu phần Chú giải SGK. - GV yêu cầu HS đọc theo cặp 2 vòng. - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết trả lời các câu hỏi SGK để hiểu nội dung của bài. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc và hiểu nội dung của bài: + Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam thời xưa? + Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? + Vì sao chiếc áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? c. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc. - GV dùng bảng phụ viết sẵn đoạn 1. - GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS. - GV tuyên dương những em đọc diễn cảm hay nhất. 3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút - Nhận xét tiết học. - Về đọc lại bài nhiều lần. - Chuẩn bị bài Công việc đầu tiên. | HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi. - HS khá giỏi đọc cả bài. - HS quan sát tranh minh họa bài thơ. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài. - HS đọc từng đoạn nối tiếp. - HS nêu mục Chú giải SGK. - HS đọc theo cặp -2 em đọc cả bài. - HS đọc thầm, đọc lướt bài văn để trả lời câu hỏi: + Chiếc áo dài làm cho bgười phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. + Aùo dài tân thời được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Nó vừa tế nhị, kín đáo vừa mang phong cách tân thời phương Tây. + Vì chiếc áo dài làm cho bgười phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo - 5 HS đọc nối tiếp nhau các đoạn của bài. - HS dùng viết chì đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài. - Một vài HS thi luyện đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. |