Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 32: Làng quê và đô thị

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 32: Làng quê và đô thị và thương mại giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được VnDoc tổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đôthị.

2. Kĩ năng: Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị (liên hệ).

* BĐ: Liên hệ với quê hương vùng biển đảo của học sinh vùng biển, qua đó giáo dục tình yêu quê hương và ý thức bảo vệ môi trường quê hương (liên hệ).

* KNS:

  • Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị. Tư duy sáng tạo. thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
  • Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Vẽ tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình trong SGK trang 62; 63.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

Hát

2 em thực hiện

a. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (10 phút)

* Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng sau:

Tiêu chí

Làng quê

Đô thị

- Phong cảnh, nhà cửa

- Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân.

- Đường sá, hoạt động giao thông.

- Cây cối

Bước 2: GV căn cứ vào kết quả trình bày của các nhóm, nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.

b. Hoạt động 2: Liên hệ (10 phút)

* Mục tiêu: Kể được những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.

* Cách tiến hành:

Bước 1: GV chia các nhóm. Mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.

Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng dưới đây:

Nghề nghiệp ở làng quê

Nghề nghiệp ở thành thị

- Trồng trọt

-

- Buôn bán

-

Bước 3:

Căn cứ vào kết quả thảo luận, GV giới thiệu cho các em biết thêm về sinh hoạt của đô thị (nếu các em ở làng quê), làng quê nếu các em sống ở thành phố) để các em có cơ hội biệt thêm về hoạt động của nhân dân mà các em chưa có cơ hội biết tới.

* BĐ: Liên hệ với quê hương vùng biển đảo của học sinh vùng biển, qua đó giáo dục tình yêu quê hương và ý thức bảo vệ môi trường quê hương.

c. Hoạt động 3: Vẽ tranh (12 phút)

* Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước.

* Cách tiến hành:

- GV nêu chủ đề: hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em

- Yêu cầu mỗi em vẽ 1 tranh, nếu chưa xong có thể về nhà làm.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

* MT: Giáo viên giúp học sinh nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.

- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung

- Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng

- Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em sống.

Mỗi em vẽ 1 tranh, nếu chưa xong có thể về nhà làm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tự nhiên xã hội 3

    Xem thêm