Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lý bài: Ròng rọc

Thư viện giáo án điện tử VnDoc.com xin giới thiệu đến quý độc giả giáo án bài “Ròng rọc” trong chương trình Vật lý lớp 6. Thông qua giáo án này, giáo viên giúp học sinh biết sử dụng ròng rọc trong một số trường hợp, nêu được thí dụ về ròng rọc trong cuộc sống... Mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giáo án bài "Ròng rọc"

Giáo án Vật lý lớp 6 bài Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giáo án Lực kế, phép đo lực, trọng lượng và khối lượng

BÀI 16: RÒNG RỌC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được vài thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và biết được lợi ích của chúng.
  • Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp thích hợp.

2. Kỹ năng: Biết cách đo lực kéo của ròng rọc.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, thích khám phá.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học:

  • Hình 16.2 SGK phóng to.
  • Mỗi nhóm: 1 lực kế GHĐ 5N, Quả nặng 200g, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, giá thí ngiệm, dây vắt qua ròng rọc.

2. Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại.

III. Tiến trình giảng dạy

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Vào bài: (2 phút) Em hãy cho biết để đưa lá cờ lên trên cột (hoặc đưa hồ xây lên tầng cao) ta dùng dụng cụ gì?

Như tình huống các bài trước, để đưa ống bêtông lên. Ngoài dùng đòn bẩy & MPN, người ta còn có thể dùng ròng rọc, Vậy dùng ròng rọc có lợi gì?

Hoạt động của GVHoạt động của HSNội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu về ròng rọc (5 ph)

- GV: Treo hình 16.2 và yêu cầu Hs trả lời câu C1

- GV giới thiệu chung về ròng rọc: là bánh xe có rãnh, quay quanh trục, có móc treo.

- GV: Theo em như thế nào được gọi là ròng rọc cố định, như thế nào gọi là ròng rọc động?

Hoạt động 2. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (20 ph)

- GV: Để biết ròng rọc giúp thực hiên công việc dễ dàng thế nào chúng ta sẽ làm thí nghiệm để xác định

- GV: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN, Lưu ý: Kiểm tra lực kế, cách mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi bị rơi.

B1: dùng lực kế đo trọng lượng của vật

B2: Dùng ròng rọc cố định, xem cđ lực kéo.

B3: Dùng ròng rọc động, xem cđ lực kéo.

- GV: Theo dõi các bước thực hiện, hướng dẫn các thao tác đo; uốn nắn động tác, chú ý nhắc nhở cách cầm lực kế.

- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C3.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C4.

- HS: Trả lời C1:

+ Hình 16.2a: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

+ Hình 16.2b: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

- HS: Trả lời.

- HS: quan sát và lắng nghe.

- HS: tiến hành các bước thí nghiệm.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo.

- HS: Trả lời.

- HS: C4: (1) Cố định, (2) động.

I. Tìm hiểu về ròng rọc:
C1

- Ròng rọc cố định: Là ròng rọc được gắn yên 1 chỗ.

- Ròng rọc động: Là ròng rọc chuyển động cùng với vật.

II. Ròng rọc giúp thực hiện công việc dễ dàng như thế nào?

1. Thí nghiệm:

C2

2. Nhận xét:

C3:

- Dùng ròng rọc cố định thì chiều khác nhau, cường độ như nhau

- Dùng ròng rọc động thì chiều giống nhau, lực kéo nhỏ hơn

3. Kết luận:

C4: (1) Cố định

(2) động.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm