Sói già Toán học Lớp 10

Gieo ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau

:

a. "Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5";

b. "Tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5".

3
3 Câu trả lời
  • Đen2017
    Đen2017

    a. Số các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là n(\Omega) = 6^{3} = 216

    Gọi A là biến cố "Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5".

    Vì số chấm nhỏ nhất trên mỗi xúc xắc là 1, nên tổng số chấm xuất hiện trên sau khi thực hiện phép thử luôn lớn hơn hoặc bằng 3.

    Ta có: 3 = 1 + 1 + 1

    4 = 1 + 1 + 2 = 1 + 2 + 1 = 2 + 1 + 1

    \Rightarrow A = {(1; 1; 1), (1; 1; 2), (1; 2; 1), (2; 1; 1)} \Rightarrow n(A) = 4

    \Rightarrow Xác suất của biến cố A là: P(A) = \frac{4}{216} = \frac{1}{54}.

    b. Gọi B là biến cố "Tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5".

    \Rightarrow Biến cố đối của biến cố B là \bar{B}"Tích số chấm xuất hiện không chia hết cho 5".

    Để tích số chấm không chia hết cho 5 thì kết quả của phép thử không được xuất hiện mặt 5 chấm \Rightarrow Số kết quả thuận lợi cho \bar{B} = 5^{3} = 125

    \Rightarrow Xác suất của biến cố B là P(B) = 1 - P(\bar{B}) = 1 - \frac{125}{216} = \frac{91}{216}.

    0 Trả lời 12/04/23
    • vinh(ny ngân)
      0 Trả lời 12/04/23
      • Nấm lùn
        Nấm lùn

        = 6.6.6 = 216

        a) A: “Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5”.

        Ta có: 1 + 1 + 1 = 3 < 5;

        1 + 1 + 2 = 4 < 5

        Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: A = {(1; 1; 1); (1; 1; 2); (1; 2; 1); (2; 1; 1)}.

        ⇒ n(A) = 4

        ⇒ P(A) = \frac{4}{216}=\frac{1}{54}

        b) B: “Tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5”.

        Tích số chấm của ba con xúc xắc chia hết cho 5 thì trong đó phải có ít nhất một con xúc xắc có số chấm chia hết cho 5.

        Do đó có thể hiểu B: “Xuất hiện ít nhất một mặt có 5 chấm”.

        \overline{B}: “Không xuất hiện mặt 5 chấm nào”.

        => n(\overline{B}) = 5.5.5 = 125.

        ⇒ P(\overline{B}) = \frac{125}{216}

        ⇒ P(B) =

        0 Trả lời 12/04/23

        Toán học

        Xem thêm