Cây tre trăm đốt là một câu chuyện cổ tích rất hay và được nhiều người yêu thích. Trong đó có em.
Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.
Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra". Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Tuổi thơ của em dã được đắm mình trong kho tàng truyện cổ tích. Từng câu chuyện em được học ở trường và nghe bà kể chuyện đã in sâu vào kí ức em. Một câu chuyện mà em nhớ nhất đó là truyện Nàng tiên Ốc. Chuyện kể rằng:
Đã từ lâu lắm, ở một làng xa xôi nọ có một bà lão rất nghèo. Trông bà tiều tụy, ốm yếu, nét mặt bà xanh xao nhăn nhúm và buồn phiền. Bà sống đơn độc, chẳng có con cháu bên cạnh để đỡ đần và chăm sóc sớm hôm. Hằng ngày, bà phải ra đồng mò cua, bắt ốc để đổi lấy đồng tiền, bát gạo mà sinh sống.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc rất đẹp. ốc to hơn đầu ngón tay cái bà một chút, vỏ nó màu xanh ngọc bích, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Bà mừng quá, nâng niu ốc trên bàn tay gầy guộc, chai sần và rám nắng. Bà thấy thương ốc vô cùng. Có lẽ vì thế mà bà đã không bán ốc đi để lấy tiền mua gạo. Thế rồi ốc được bà lão đem về nuôi trong chum nước. Ngày qua rồi ngày lại, bà tiếp tục công việc của mình, vẫn đi bắt ốc, vẫn mò cua như thường lệ nhưng khi về nhà thì quá đỗi ngạc nhiên khi thấy vườn nhà sạch sẽ, lợn gà ăn no, vườn rau sạch cỏ và cơm nước đã nấu tinh tươm. Bà băn khoăn không biết ai đã giúp mình. Bà nghĩ mãi nhưng vẫn không tìm ra câu giải đáp.
Hôm nọ, bà lão cũng mang giỏ đi ra đồng như thường ngày nhưng giữa buổi bà lại về nhà, bà rón rén nấp sau cánh cửa để rình xem ai dã giúp mình. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Cô gái có làn da trắng hồng, cặp mắt đen lay láy ẩn dưới hàng mi cong vút. Mái tóc cô đen mượt, dài óng ả. Cô mặc chiếc áo màu xanh ngọc bích, óng ánh dưới tia nắng ban mai. Dáng đi thật uyển chuyển nhưng cô làm việc nhanh thoăn thoắt. Nào là quét nhà, quét sân, cho lợn ăn, nhổ cỏ vườn rau rồi nấu cơm canh cho bà lão. Điều bí ẩn đã được bà lão khám phá ra. Bà bí mật chạy lại chum nước, thấy chiếc vỏ ốc nằm dưới đáy chum, bà đập vỡ vỏ ốc đi rồi chạy lại ôm chầm lấy cô gái. Cô gái ấy chính là nàng tiên Ốc ở lại với bà lão. Họ sống yêu thương nhau như hai mẹ con.
Từ đó, bà lão nghèo nhưng nhân hậu kia cũng đã có được hạnh phúc: Bà không còn cô đơn nữa.