Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Cóc kiện trời

Cảm thụ văn học bài Cóc kiện trời

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Cóc kiện trời là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Cóc kiện trời

Cóc kiện trời

1. Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.

Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.

2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo:

– Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.

Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật chó chết tươi. Trời càng tức, sai Thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.

3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu:

– Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.

Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:

– Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống

Lại còn dặn thêm:

– Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!

Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.

Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.

Cách đọc

Phần 1 và 3 đọc chậm, phần 2 đọc nhanh để diễn tả trận chiến mau lẹ và chiến thắng bất ngờ của đội quân trần gian do Cóc chỉ huy.

Lời của Cóc: bình tĩnh, dõng dạc, tự tin; lời của Trời: ôn tồn, tỏ vẻ biết lỗi.

Gợi ý cảm thụ

Câu chuyện dẫn dắt ta vào một tình huống thú vị. Không ngờ con cóc bé nhỏ, xấu xí vẫn thơ thẩn ở bờ bụi hay dưới gầm giường lại có chí lớn và tài giỏi đến vậy.

Các con vật ở trần gian hồi ấy đều bị nạn hạn hán, khát khô cả họng. Nhưng khác với các con vật nằm chờ chết, Cóc quyết tâm một mình lên thiên đình kiện Trời. Hành động dũng cảm của Cóc được nhiều con vật khác xin theo, nhờ đó đội quân mạnh hẳn lên.

Tuy đội quân có cả loài mạnh như Gấu và Cọp, tinh ranh như Cáo, nhưng chỉ huy vẫn thuộc về Cóc. Vì chỉ có Cóc mới đủ quyết tâm, lòng dũng cảm và trí thông minh.

Cách bố trí quân của Cóc đã thể hiện cách dùng binh khôn ngoan: biết tận dụng thế mạnh của mỗi loài. Cua vốn ở dưới nước nên phục trong chum nước, Ong biết bay nên nấp sau cánh cửa. Cáo, Gấu, Cọp là những con vật to lớn nên nấp hai bên cửa chờ lệnh. Khi giao chiến, Cóc điều quân thật hợp lí. Nếu Trời dùng đối thủ “trên cơ” để trị quân của Cóc thì Cóc lại dùng đối thủ “trên cơ” của Trời: Gà mổ Cóc thì Cáo ra bắt Gà; Chó bắt Cáo thì Gấu trị Chó. Cứ thế, quân của Trời luôn bị động. Nhưng đến lượt Thần Sét xông ra cực kì nguy hiểm cho quân của Cóc, vì Thần Sét có sức mạnh ghê gớm, nếu đánh tay đôi sẽ không ai địch nổi. Chỉ có đánh đòn phối hợp, đẩy Thiên Lôi vào thế hoàn toàn bị động thì mới có cơ thắng. Và Cóc đã sử dụng đòn phối hợp của cả Ong, Cua và Cọp.

Cóc và các con vật ở hạ giới tiêu biểu cho chính nghĩa, tình đoàn kết, mưu trí và lòng dũng cảm. Trời phải nhượng bộ trên thế thua và từ đó hễ Cóc nghiến răng, tức là nhắc nhở (hoặc coi là ra lệnh cũng được) là Trời phải làm mưa. Nó phản ánh cuộc đấu tranh chống nạn hạn hán thật quyết liệt của người xưa.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 2.284
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm