Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Con cò

Cảm thụ văn học bài Con cò

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Con cò là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Con cò

Con cò

Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò.

Màu thanh thiên bát ngát, buổi chiều lâng lâng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối.

Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hoá. Nó thong thả đi trên doi đất.

Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.

Theo Đinh Gia Trinh

Cách đọc

Đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. Nhấn vào các từ miêu tả buổi chiều quê yên tĩnh và thoáng đãng : phẳng lặng, trong veo, quanh co uốn khúc, bát ngát, lâng lâng, bì bõm, chầm chậm, là là, nhẹ nhàng, thong thả.

Gợi ý cảm thụ

Cánh đồng chiều quê thật yến tĩnh và thoáng đãng. Không gian như rộng ra bởi cánh đồng phẳng lặng, da trời màu thanh thiên bát ngát và lạch nước trong veo quanh co uốn khúc.

Cảnh tĩnh mịch và trong trẻo đến mức người ta có thể nghe thấy cả tiếng bì bõm của một người đánh giậm một mình, nhìn thấy cả mấy con chim khách nhỏ bé nhảy nhót ở đầu bờ, đặc biệt nhìn thấy một con cò đang bay lẻ chầm chậm ở tận chân trời xa. Đây là cách dùng “động” tả “tĩnh” của văn thơ: tả tiếng động nhỏ để thấy cái vắng của cảnh chiều. Cái hay nữa ở đây là cái không khí “chung sống hoà bình”. Ba “nhân vật” – người đánh giậm, mấy con chim khách và con cò – việc ai nấy làm, không ai xâm chiếm của ai, đe dọa ai. Thật là một bức tranh về cuộc sống tự do, thanh bình.

Nhưng con cò mới là “nhân vật” trung tâm của cảnh. Tác giả tả nó từ lúc còn ở xa (bay là là bên chân trời) cho đến lúc đặt chân trên mặt đất, đi thong thả trên doi đất, rồi cuối cùng lại cất cánh bay đi. Tất cả đều không hề sợ sệt hay phải cảnh giác điều gì. Dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hoá. Sự xuất hiện cũng như bay đi của con cò cũng không gây một tiếng động, một sự chú ý nào của hai “nhân vật” đã xuất hiện trước đó. Và con cò cũng không để ý gì hai “nhân vật” kia. Một cuộc sống tự do, thanh bình tuyệt đối giữa bầu trời rộng rãi.

Bài văn kết hợp miêu tả với suy ngẫm một cách kín đáo, nhẹ nhàng, khiến khi đọc xong ta thấy lâng lâng, dễ chịu. Văn của Đinh Gia Trinh đúng như nhận xét của nhà thơ Lê Đạt, “như một khung cửa nhỏ tầng thượng mở ra cho một cơn gió nhẹ mùa xuân đến sớm, một mùi hoa ngát hương và có thể tiếng hót mộng một con chim lành”.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm