Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Âm thanh thành phố

Cảm thụ văn học bài Âm thanh thành phố - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Âm thanh thành phố là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Âm thanh thành phố

Âm thanh thành phố

Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ổn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.

Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.

Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.

Theo Tô Ngọc Hiến

Cách đọc

Biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Cần chuyển giọng linh hoạt, phù hợp nội dung tả thành phố ồn ào với những âm thanh khác nhau, có cả những giây phút yên tĩnh, lắng đọng. Đoạn 1 đọc với giọng rộn ràng, nhấn giọng ở các từ gợi tả như náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm. Đoạn 2, 3 đọc chậm lại, trầm lắng.

Gợi ý cảm thụ

Bài văn Âm thanh thành phố chỉ là một trích đoạn trong tác phẩm Kỉ niệm về một nhà máy của Tô Ngọc Hiến. Tác giả tường thuật câu chuyện của Hải. Những câu chuyện được kể là những chuyện đã diễn ra trong quá khứ: “Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc… Hải đã ra cẩm Phả nhận công tác”.

Mở đầu đoạn trích, tác giả không giới thiệu Hải là ai, ở đâu, là người như thế nào, tại sao lại say mê âm nhạc, mà đi thẳng vào câu chuyện, nói về niềm say mê âm nhạc của Hải. Cách kể chuyện theo lối “đi ngay vào quãng giữa” có tác dụng làm cho người đọc nảy sinh sự tò mò, thích thú, muốn tìm hiểu ngay những thông tin tiếp theo về nhân vật.

Người kể chuyện đã kể và tả rất khách quan câu chuyện. Hải đã cảm nhận mọi âm thanh “náo nhiệt, ồn ã của thủ đô” từ căn gác nhỏ của mình : tiếng ve kêu, tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô, tiếng còi tàu hoả, tiếng bánh sắt lăn trên đường… và còn nhiều âm thanh khác nữa. Nhà văn đã sử dụng biện pháp liệt kê và tách bộ phận của câu ra thành các câu riêng biệt để nhấn mạnh những đặc trưng riêng của từng loại âm thanh: tiếng ve “rền rĩ”, tiếng kéo “lách cách”, tiếng còi ô tô “gay gắt”, tiếng còi tàu hoả “thét lên”, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray “ầm ầm”,… Mỗi một thứ âm thanh được diễn tả bằng một ngữ danh từ, trong đó có các định ngữ hạn định miêu tả đặc điểm của từng loại âm thanh. Các ngữ danh từ được tách thành các câu riêng biệt với một dấu chấm cuối câu. Kết quả là trước mắt người đọc xuất hiện một loạt nét miêu tả cụ thể, sinh động các loại âm thanh. Cảm nhận được các âm thanh thành phố thủ đô thật sự sống động, trọn vẹn như vậy chỉ có thể có ở một người Hà Nội, “say mê” âm nhạc, biết vươn tới cái đẹp và những điều cao quý của cuộc sống như Hải. Có thể nói, trong cái ồn ã, náo nhiệt của thành phố, Hải vẫn phân biệt được từng âm thanh. Niềm say mê âm nhạc của Hải trước hết là say mê âm thanh của cuộc sống, và trên hết, tất cả âm thanh ấy cũng sẽ im lặng hẳn để nghe tiếng đàn. “Anh ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô”, âm nhạc đã cho anh những phút giây thư thái của tâm hồn, một tâm hồn thiết tha với cái đẹp. Từng nốt nhạc rơi trong không gian khiến cho Hải “ngồi lặng hàng giờ”. Nếu ai đã từng nghe bản xô-nát Ánh trăng của Bét-tô-ven, thì có thể hiểu được lí do vì sao mà Hải đã thả hồn vào âm nhạc ngây ngất, say sưa đến thế. Những nốt nhạc vang lên và cả một không gian tràn ngập ánh trăng, tâm hồn ta chơi vơi, thanh thản, sáng láng,…

Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt và căng thẳng với vô vàn âm thanh. Nhưng con người vẫn có những phút giây thoải mái, dễ chịu khi thưởng thức những âm thanh êm ả, thánh thót của tiếng đàn.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm