Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Vàm cỏ đông

Cảm thụ văn học bài Vàm cỏ đông - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Vàm cỏ đông là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Vàm cỏ đông

Vàm cỏ đông

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! ơi Vàm cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.

(Hoài Vũ)

Cách đọc

Đọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ lòng yêu thương và tự hào. Nhấn giọng ở những từ láy: tha thiết, phe phẩy, chơi vơi, ăm ắp, trang trải,… đặc biệt ở tiếng gọi “Vàm cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!”.

Gợi ý cảm thụ

Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, các em sẽ được học nhiều bài thơ viết về dòng sông quê hương, như Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Bè xuôi sông La (Vũ Duy Thông), Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo). Và trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, chúng ta sẽ được đến với con sông Vàm Cỏ Đông yêu thương của nhà thơ Hoài Vũ qua bài thơ Vàm cỏ Đông. Bài thơ ca ngợi dòng sông Vàm cỏ Đông, nói lên niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả với dòng sông quê hương. Tình yêu tha thiết ấy được khơi mở từ một câu hỏi đối với “em” – người con gái miền Bắc:

Ở tận sông Hồng em có biết

Câu hỏi như để giới thiệu rằng nếu ở miền Bắc quê em có sông Hồng đỏ nặng phù sa, thì ở miền Nam quê anh cũng có dòng sông Vàm cỏ Đông. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, các từ “sông Hồng” và “em” không chỉ là một danh từ cụ thể, mà đấy là một nửa đất nước. Nửa phía Bắc, tác giả lấy biểu trưng là sông Hồng, nửa phía Nam, ở đây là sông Vàm cỏ Đông.

Bài thơ gồm ba khổ thơ, cả ba khổ đều chứa chan những cảm xúc, nỗi nhớ, niềm tự hào và cả ân tình ân nghĩa của nhà thơ đối với con sông Vàm Cỏ Đông.

Khổ 1: Tình yêu tha thiết của nhà thơ với con sông quê hương

Nhà thơ đứng trên dòng sông quê hương, đứng ở mảnh đất quê hương mình mà nghĩ tới quê em “ở tận sông Hồng” xa lắm, em có biết rằng “Quê hương anh cũng có dòng sông”. Câu thơ vừa như lời kể, vừa như câu hỏi, hỏi để mà so sánh, để giới thiệu dòng sông quê hương: đó là con sông Vàm cỏ Đông, một nhánh của sông Vàm cỏ. Nhà thơ đã dành những tình cảm thiết tha, trìu mến khi nói về dòng sông quê hương. Với cảm xúc dạt dào chan chứa tình cảm yêu thương, gắn bó, nhà thơ cất lên tiếng gọi: “Vàm cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!”.

Tiếng gọi tha thiết của nhà thơ có sức ngân vang, làm xao xuyến tâm hồn con người. Bởi tác giả gọi con sông không phải để trò chuyện mà đó là âm vang của cõi lòng thương mến, thanh âm trong trẻo ấy sẽ theo nhà thơ đi suốt cuộc đời. Câu thơ là điểm nhấn cho khổ thơ mở đầu nói riêng và toàn bài thơ nói chung.

Khổ 2: Vẻ đẹp của con sông quê hương

Sau tiếng gọi thiết tha, khổ thơ tiếp theo đưa ta xuôi theo dòng nước. Từ “đây” như để khẳng định, giới thiệu con sông quê mình, chắc chắn không thể lẫn với một con sông nào khác. Nhà thơ miêu tả con sông không phải trong khoảnh khắc, mà là ấn tượng về con sông đã, đang và bao đời nay quanh năm bốn mùa vẫn chảy trôi. Độ trong vắt của nước sông được gợi ra từ hình ảnh “Bốn mùa soi từng mảnh mây trời”.

Con sông nào mặt nước cũng soi bóng mây trời, thơ mộng, đẹp đẽ, vời vợi nỗi nhớ thương của những con người nặng tình với quê hương xứ sở. Cả khổ thơ bốn câu, ba câu trên ngắt nhịp 3/4. Câu cuối khổ, nhịp thơ thay đổi 2/3/2 cùng với từ láy “chơi vơi” ở cuối câu thơ đã tạo nên nhạc điệu ngân nga, thứ nhạc điệu của tâm hồn, của tình yêu quê hương tha thiết, nồng đượm.

Khổ 3: Hình ảnh dòng sông nuôi dưỡng mảnh đất quê hương

Nếu ở khổ thơ trên, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của sông Vàm cỏ Đông thì đến khổ thơ thứ ba, nhà thơ nói về những ân tình đối với con sông. Dòng sông đồng thời cũng giống như “dòng sữa mẹ” nuôi dưỡng cho mảnh đất bốn mùa hoa trái ngát hương. Dòng sữa mẹ nuôi con khôn lớn, và dòng sông chở che, bồi đắp phù sa, tưới tắm, làm cho đất đai màu mỡ, làng mạc trù phú, con người no đủ. Nhà thơ miêu tả con sông với lòng biết ơn sâu nặng, con sông không chỉ được so sánh với dòng sữa mẹ làm “xanh ruộng lúa, vườn cây” mà còn được so sánh với tình mẹ bao la, con sông nước đầy “ăm ắp như lòng người mẹ” tràn đầy tình yêu thương đối với các con.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
51
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm