Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Giọng quê hương

Cảm thụ văn học bài Giọng quê hương - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Giọng quê hương là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Giọng quê hương

Giọng quê hương

1. Thuyên và Đồng rời quê đi làm đã mấy năm. Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôntiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.

2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước lại gần, nói:

– Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.

Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu, cặp mắt anh ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:

– Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là…

Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:

– Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen…

3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:

– Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa…

Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:

– Cảm ơn anh…

Anh thanh niên xua tay:

– Tôi cảm ơn hai anh mới phải.

Rồi người ấy nghẹn ngào:

– Mẹ tôi là người miền Trung… Bà qua đời đã hơn tám năm rồi.

Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

Theo Thanh Tịnh

Cách đọc

Đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện được tâm trạng, tình cảm của nhân vật. Chú ý diễn tả rõ những câu nói lịch sự, nhã nhặn, chân thành của các nhân vật; chú ý phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

Gợi ý cảm thụ

Về diễn biến của câu chuyện, nếu chú ý, các em sẽ thấy đoạn 1 và đoạn 2 chủ yếu nêu tình huống để giọng nói quê hương được bộc lộ (qua những câu hỏi han, trò chuyện của hai nhân vật Thuyên và Đồng). Đó cũng chính là tình huống để nhân vật anh thanh niên nhận ra giọng nói miền Trung quen thuộc, gần gũi của người mẹ đã quá cố của mình, từ đó khơi dậy nỗi nhớ da diết ở trong anh đối với người mẹ đã đi xa tám năm nay… Có thể nói đoạn 1 và đoạn 2 của câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút người đọc bằng các tình tiết, chi tiết khá thú vị. Nhưng đoạn 3 mới là trọng tâm của câu chuyện, lôi cuốn người đọc ở một phương diện khác. Đó là tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyên đối với quê hương, với người thân mà giọng nói của quê hương là sợi dây, là nhịp cầu nối liền ba con người lại với nhau.

Người khơi nguồn cảm xúc, tình cảm đối với quê hương, với người thân chính là anh thanh niên. Anh là người có tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu thương sâu nặng, vô bờ đối với người mẹ đã quá cố của mình. Vì vậy, chỉ thoáng nghe giọng nói thân quen của những người đồng hương với mẹ mình, anh đã không kìm nén được nỗi xúc động. Những cử chỉ và lời nói của anh cho ta thấy rõ điều đó. Về cử chỉ, anh thanh niên dường như bị cảm xúc chi phối, trở nên yếu đuối. Anh “ngừng một lát như để nén nỗi xúc động”, “nghẹn ngào”, “lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương”,… Về lời nói, anh thanh niên thốt lên mấy lời sau trong sự xúc động : “Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa”… “Mẹ tôi là người miền Trung… Bà qua đời đã hơn tám năm rồi…”. Tình cảm chân thành, sâu nặng của anh thanh niên đã đánh thức nỗi nhớ quê hương sau những tháng ngày xa quê biền biệt của Thuyên và Đồng. Chẳng thế mà “Thuyên, Đồng bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ”… Trong đoạn văn trên, hai từ láy nghẹn ngào và bùi ngùi góp phần đáng kể trong việc diễn tả tâm trạng nhớ thương da diết, tình cảm sâu nặng của ba con người đối với quê hương, với người thân của mình.

Như vậy, giọng nói của quê hương với những âm sắc rất riêng khó trộn lẫn, khó phai nhạt là sợi dây tình cảm nối liền ba con người với nhau trong một niềm thương nỗi nhớ. Đối với anh thanh niên, giọng nói ấm áp, dịu dàng, gần gũi, quen thuộc này anh đã nghe từ thuở mới lọt lòng, bên vành nôi, qua lời ru êm đềm của người mẹ. Rồi trong quá trình anh trưởng thành, lớn khôn, giọng nói ấy đã đi vào tâm thức của anh, đi vào nỗi nhớ của anh, nhất là từ khi người mẹ yêu dấu của anh đã đi xa mãi mãi. Giọng nói gần gũi và thiêng liêng ấy sau tám năm trời hôm nay anh mới được nghe lại. Giọng nói ấy đã khơi dậy những tình cảm da diết nhớ thương của anh đối với người mẹ, khiến anh cảm thấy hầu như không có khoảng cách nào giữa mình với hai người vốn xa lạ đã nói giọng nói thân thương ấy. Để rồi, trong giây khắc, họ trở thành những người tri âm tri kỉ, cùng đến với nhau bằng một nỗi nhớ niềm thương.

Ngoài tài liệu lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm