Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Các em nhỏ và cụ già

Cảm thụ văn học bài Các em nhỏ và cụ già - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Các em nhỏ và cụ già là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Các em nhỏ và cụ già

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

2. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

– Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? – Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

– Chắc là cụ bị ốm?

– Hay cụ đánh mất cái gì?

– Chúng mình thử hỏi xem đi!

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên nhữnq tia ấm áp:

– Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

– Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi, ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện, ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

5. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo mãi mới ra về.

Cách đọc

Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, chậm rãi. Biết ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả như ríu rít, mệt mỏi, u sầu, bàn tán, sôi nổi, nặng nhọc, ấm áp, nghẹn ngào, thương cảm. Đọc đúng các kiểu câu kể, câu hỏi. Khi đọc chú ý phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. Những câu hỏi của các bạn nhỏ đọc với giọng lo lắng, băn khoăn, thể hiện sự lễ độ, ân cần với cụ già. Giọng cụ già buồn, nghẹn ngào.

Gợi ý cảm thụ

Câu chuyện Các em nhỏ và cụ già nhắc nhở mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác giả dẫn dắt người đọc vào câu chuyện bằng một tín hiệu thời gian: buổi chiều, khi “mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây” và một tín hiệu về không gian với hình ảnh “đàn sếu đang sải cánh trên cao”.

Truyện bắt đầu bằng chi tiết các em nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. Các em nhỏ gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu. Các em dừng lại, đều thấy lo lắng không hiểu có chuyện gì không hay khiến cho ông cụ buồn bã, u sầu đến vậy. Tất cả đều băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ. Ông cụ gặp chuyện buồn vì cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.

Sau khi chuyện trò với các em nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn, ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ. Ông cụ thực sự cảm động trước tấm lòng của các em. Ông thấy được an ủi vì các em nhỏ quan tâm tới ông. Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, biết quan tâm tới người già cả, cô đơn.

Như tên gọi của câu chuyện, nhà văn kể về cuộc gặp gỡ, chuyện trò của các em nhỏ và cụ già, sự quan tâm, chia sẻ của các em với cảnh ngộ đáng buồn của cụ. Hình ảnh cụ già được miêu tả qua các chi tiết: cụ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường, dáng điệu mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, cụ thở nặng nhọc.

Hình ảnh một cụ già mệt mỏi, buồn bã ngồi ven đường đã làm các em nhỏ không thể không chú ý.

Các em chia sẻ, hỏi han cụ không phải bằng những câu hỏi thăm qua loa, đại khái, với cái nhìn ái ngại, thương hại mà với thái độ lễ phép, sự quan tâm ân cần, chân thành. Các em thực sự xúc động trước nỗi đau của cụ già, “đám trẻ lặng đi” trước lời tâm sự của cụ. Vì thế, cho dù cụ già “thở nặng nhọc” nhưng đôi mắt cụ vẫn “ánh lên những tia ấm áp” và cụ “cũng thấy lòng nhẹ hơn”. Cụ già hai lần nói lời cảm ơn đối với các em nhỏ, cho dù các em không thể giúp gì được cho cụ.

Câu chuyện nhỏ nhưng khiến cho chúng ta nhận ra nhiều điều quan trọng về ý nghĩa của cuộc sống. Các em tuy nhỏ tuổi mà tấm lòng thật nhân hậu, đáng quý biết bao! Trong cuộc đời, ta sẽ còn gặp rất nhiều tình huống trớ trêu, buồn đau, các em hãy mở lòng mình để chia ngọt sẻ bùi với những người có hoàn cảnh khó khăn nhé. Nỗi buồn ra đi, niềm vui sẽ ở lại, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”.

Ngoài tài liệu lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm